Để hiện thực hóa mục tiêu này, các ngân hàng Việt Nam đang triển khai các dịch vụ ngân hàng số với hai cách tiếp cận cơ bản.
Thứ nhất là thực hiện số hóa phân đoạn kinh doanh nhất định, các quy trình nội bộ và các kênh phân phối sản phẩm dịch vụ.
Cụ thể là đổi mới hệ thống ngân hàng di động qua việc áp dụng các công nghệ phổ biến (eKYC, thanh toán QR Code, chatbot), tự động hóa quy trình nội bộ (ứng dụng trí tuệ nhân tạo, dữ liệu của bên thứ ba trong quản trị rủi ro), số hóa cơ sở dữ liệu thông tin và sử dụng công nghệ vào các công cụ như kho dữ liệu lớn, thu thập dữ liệu tự động, điện toán đám mây, phân tích dữ liệu.
Thứ hai là việc kết hợp số hóa với sự phát triển của ngân hàng số độc lập.
Một số ngân hàng vừa số hóa các phân đoạn kinh doanh, quy trình nội bộ và kênh phân phối đồng thời cũng phát triển thương hiệu ngân hàng số độc lập. Ví dụ điển hình có thể kể đến là VPBank với sự ra mắt của ngân hàng số Yolo sau Timo, OCB ra mắt ngân hàng số OCB Omni.
Nhận diện trở lực chính
Đáng nói ở chỗ, tuy dư địa phát triển là rất lớn, một số thách thức đã được các ngân hàng nhìn nhận như một trở lực phát triển chính cần vượt qua của toàn ngành ngân hàng số.
Chúng bao gồm việc khung pháp lý còn chưa đầy đủ, thiếu hụt về chính sách và quy định hỗ trợ thúc đẩy sự phát triển ngân hàng số và thách thức về cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin.
Trong đó, trở lực về hạ tầng công nghệ là vấn đề được ưu tiên cải thiện, đồng thời cũng là thước đo chính có thể để xác định năng lực cạnh tranh, phát triển giữa các ngân hàng số nói riêng và sức khỏe của toàn ngành nói chung.
Đơn cử, sự phát triển ngân hàng số tại Việt Nam hầu hết theo hình thức phát triển kênh phân phối số và dừng lại ở cấp độ số hóa một phần mô hình kinh doanh ngân hàng truyền thống (sản phẩm dịch vụ được số hóa chủ yếu hướng đến đối tượng là khách hàng cá nhân; số hóa một phần quy trình nội bộ giảm thiểu xử lý giấy tờ chứ chưa đạt được mức tự động hóa), các công nghệ mới như Blockchain, Open API… chưa được ứng dụng trong các ngân hàng thương mại do thiếu khung pháp lý thử nghiệm để triển khai và cơ sở hạ tầng hiện tại của ngành tài chính chưa cho phép.
Đó còn là việc quản lý dữ liệu ngày càng nhiều và tới từ nhiều nguồn khác nhau, yêu cầu bảo mật cao và cạnh tranh ngày càng khốc liệt.
Gỡ khó bằng chiến lược tối ưu "lõi" công nghệ
Song, thách thức lớn cũng đi kèm cơ hội để những giải pháp mới ra đời, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và phức tạp của thị trường. Điển hình phải kể đến sự kết hợp giữa hệ thống máy chủ bảo mật nhất thế giới HPE và Red Hat - nền tảng mã nguồn mở cho phép các nhà phát triển xây dựng, thử nghiệm và triển khai các ứng dụng ở bất cứ đâu.
Các giải pháp nổi bật giữa HPE và Red Hat phải kể đến như: Red Hat OpenShift Container Platform trên HPE Synergy (giải pháp container hoàn chỉnh), Red Hat Enterprise Linux from HPE (hệ điều hành mã nguồn mở có hiệu suất và tính sẵn sàng cao), giải pháp Big Data của HPE chạy trên Red Hat Enterprise Linux mang lại hiệu suất tối ưu, khả năng mở rộng và an toàn cho dữ liệu.
Trong lĩnh vực ngân hàng, để tạo danh mục giao diện lập trình ứng dụng (API) nhằm hỗ trợ mạng lưới đối tác đang phát triển của mình, VPBank đã sử dụng Red Hat OpenShift, một nền tảng ‘kubernetes’ dành cho doanh nghiệp hàng đầu hiện nay.
Nhờ đó, VPBank đã có thể tích hợp nhanh chóng và an toàn với các đối tác mới chỉ vài ngày thay vì vài tháng như trước đây, đạt được khả năng mở rộng để hỗ trợ tăng trưởng kinh doanh nhanh chóng và nâng cao khả năng hiển thị để tối ưu hóa vụ kỹ thuật số.
Ở một ví dụ khác, ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) đã tìm cách hiện đại hóa và chuẩn hóa môi trường CNTT của mình. Theo đó, MSB đã quyết định áp dụng cách tiếp cận dựa trên container và microservice thông qua Red Hat OpenShift để xây dựng nền tảng nhắn tin mới.
Với hướng đi này, MSB có thể tự tin tương tác với cơ sở khách hàng của mình và giờ đây, ngân hàng tự động mở rộng các nguồn tin nhắn để liên lạc với 3,2 triệu khách hàng — mà không ảnh hưởng đến hiệu suất của các dịch vụ khác.
Sự kết hợp giữa sức mạnh của các công nghệ độc đáo từ Red Hat và các hệ thống máy chủ, lưu trữ hàng đầu trong ngành do HPE sản xuất, cung cấp một nền tảng vững chắc để xây dựng môi trường "đám mây lai" có khả năng mở rộng cao, ổn định và tốc độ.
Cùng nhau, HPE và Red Hat đã và đang giúp các doanh nghiệp hiện đại hóa trung tâm dữ liệu, giảm chi phí và độ phức tạp của cơ sở hạ tầng, đồng thời hiện thực hóa những hứa hẹn của chuyển số. Giải pháp đang được phân phối bởi Công ty cổ phần công nghệ Elite. Doanh nghiệp quan tâm có thể tìm hiểu thêm thông tin chi tiết tại đây.