Dòng game Tam Quốc xưa nay luôn được định hình với thể loại chiến thuật. Mặc dù không thiếu các sản phẩm nhập vai, hành động, đấu tướng… song SLG mới luôn là “chân ái” thực sự đối với các nhà phát triển muốn tạo nên một tựa game Tam Quốc hoàn mỹ nhất. Bởi lẽ, tiểu thuyết của La Quán Trung không đơn thuần chỉ là những trận đấu tay đôi trên chiến trường mà bản chất thực sự đó chính là những cuộc đấu trí đỉnh cao trên bàn cờ chiến thuật.
THIẾT LẬP ĐỘI HÌNH: Chiến Tướng Tam Quốc - REGZ
Đọc Tam Quốc Diễn Nghĩa sẽ thấy được vai trò của Quách Gia trong trận Quan Độ, sẽ nhìn được cái tầm của Gia Cát Lượng trong đại chiến Xích Bích. Và để tôn vinh tính chiến thuật ấy thì chắc chắn không thể có một dòng game nào qua được SLG, thể loại có thể giúp tư duy của người chơi tỏa sáng và thiên biến vạn hóa theo nhiều cách khác nhau.
Tính chiến thuật hiếm có khó tìm
Khác với nhiều tựa game Tam Quốc khác, Chiến Tướng Tam Quốc không bắt đầu từ “Khởi nghĩa Khăn Vàng” mà lập tức đưa game thủ vào sự kiện liên quân của các lực lượng quân phiệt chống lại sự lộng hành của Đổng Trác. Ngay khi mới bước chân vào Chiến Tướng Tam Quốc, game thủ sẽ gặp lại điển tích nổi tiếng “Tam Anh chiến Lữ Bố”, một trận chiến có thể nói là tiêu biểu bậc nhất trong Tam Quốc Diễn Nghĩa.
Sau đó, thay vì đi theo một mạch truyện cố định, game thủ sẽ thực sự trở thành một thế lực trong game. Chiếm đóng các khu vực nhỏ, nâng cấp thành trì và bắt đầu đưa quân đi thu phục các thành trì lân cận để mở rộng lãnh thổ của mình. Tại mỗi thành trì mà game thủ đi qua, người chơi còn có thể bổ nhiệm một thái thú thay mình quản lý.
Trong Chiến Tướng Tam Quốc, lối chơi không chỉ đơn thuần là xoay quanh những trận đánh liên miên mà còn để cho game thủ thực sự làm chủ được thành trì của mình. Xây dựng, nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất như khai thác mỏ, huấn luyện tinh binh… để luôn sẵn sàng vật lực cần thiết phục vụ cho các trận chiến sau này.
Như vậy, game thủ luôn phải đảm bảo nhiều yếu tố cả trên chiến trường lẫn hậu phương thay vì chỉ chăm chăm vào chiến đấu như các tựa game đấu tướng khác. Đó chính là một trong những yếu tố khác biệt của dòng game SLG “hardcore” với thể loại thẻ tướng/đấu tướng đơn thuần. Tất nhiên, một trong những điểm nhấn của Chiến Tướng Tam Quốc là game thủ cần xây dựng được một đội hình ưng ý nhất. Để làm được điều đó, người chơi sẽ phải “qua ải chém tướng” sau đó sử dụng nhân tâm của mình để chiêu hàng. Đây thực sự là một tính năng khác biệt mà không có nhiều sản phẩm game chiến thuật khác làm được.
Sau khi đã xây dựng được cho mình một lãnh thổ nhất định, game thủ sẽ lựa chọn một trong ba quốc gia Ngụy – Thục – Ngô để xây dựng cơ đồ của mình. Trong Chiến Tướng Tam Quốc tồn tại một hệ thống gọi là xếp hạng thế lực, người chơi có thể khiêu chiến với những game thủ khác để từng bước leo lên được vị trí cao hơn trong quốc gia mà mình đã lựa chọn. Đây chính là yếu tố PvP cực kỳ thú vị, nơi mà game thủ có thể chiếm lĩnh được toàn bộ lãnh thổ và trở thành bá chủ, đăng cơ xưng đế. Tất nhiên, nếu không có một chiến thuật hợp lý cùng một đội hình đủ mạnh thì người chơi hoàn toàn có thể bị “truất ngôi”.
Quay trở lại với hệ thống tướng và binh chủng trong Chiến Tướng Tam Quốc. Thay vì chỉ có ba binh chủng “cung – thương – kỵ” như nhiều sản phẩm khác, trong Chiến Tướng Tam Quốc xuất hiện nhiều binh chủng khác bao gồm Bộ Binh – Thương Binh – Kỵ Binh – Cung Binh và Nỏ Binh. Cùng với đó là hàng trăm danh tướng đến từ ba nước Ngụy, Thục, Ngô phân chia thành nhiều phẩm chất khác nhau cũng tạo nên một “ma trận” chiến thuật khác nhau để người chơi khám phá.
Đồ họa “không phải dạng vừa”
Thông thường, các sản phẩm SLG không quá chú trọng về yếu tố đồ họa, đặc biệt là các trận đánh trên chiến trường. Tuy nhiên trong Chiến Tướng Tam Quốc, game thủ sẽ được thỏa mãn về mặt “điểm nhìn” khi hiệu ứng hình ảnh được sử dụng đủ để làm vừa lòng người chơi khó tính.
Với hàng trăm vị tướng, mỗi nhân vật lại sở hữu một kỹ năng “tất sát” khác nhau. Khi ra trận với một đội hình 6 tướng, game thủ có thể đồng thời kích hoạt 6 kỹ năng tất sát sau khi đã tích lũy đủ thời gian. Công việc còn lại của game thủ là tận hưởng cảm giác mãn nhãn mà các hiệu ứng này mang lại. Bên cạnh đó, việc khắc họa các binh chủng trên chiến trường của Chiến Tướng Tam Quốc cũng thực sự đẹp mắt và hoành tráng thay vì “lèo tèo” như các sản phẩm Tam Quốc khác.
Nhìn chung, Chiến Tướng Tam Quốc thực sự là một “cơn gió lạ” trong bối cảnh thị trường game Việt đang bị lấn át bởi hàng loạt các tựa game đấu tướng “muối xổi”. Tính chiến thuật “hardcore” chính là điểm nhấn khác biệt nhất trong tựa game này, điều mà có lẽ đã trở thành một yếu tố “xa xỉ” của làng game Việt hiện nay.
Chiến Tướng Tam Quốc sẽ được ra mắt vào ngày 09/07/2021. Game thủ có thể tham khảo thêm thông tin tại
Trang chủ: https://chientuong.regz.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/chientuongtamquocregz/
Cộng đồng: https://www.facebook.com/groups/chientuongtamquoc