Top những món vũ khí nổi tiếng nhất trong thần thoại Việt Nam

Yasha | 11-05-2020 - 09:01 AM

(Tổ Quốc) - Không hề kém cạnh những đất nước khác, Việt Nam ta cũng có những câu chuyện thần thoại, truyền thuyết vô cùng thú vị, hoành tráng.

Không hề kém cạnh những đất nước khác, Việt Nam ta cũng có những câu chuyện thần thoại, truyền thuyết vô cùng thú vị, hoành tráng. Vậy trong bài hôm nay, hãy cùng tìm hiểu về top 3 món vũ khí nổi tiếng nhất trong thần thoại, truyền thuyết nước ta nhé.

1. Linh Quang Kim Thần Cơ

Năm xưa khi xây thành Cổ Loa, An Dương Vương liên tục bị quỷ tinh lẫn con gà trống ngàn năm ẩn ở núi Thất Diệu Sơn phá rối. Cuối cùng, nhờ vào sự trợ giúp của thần Kim Quy, ngài mới có thể thành công đảm bảo tiến độ xây dựng, thậm chí còn được hơn thế.

Top những món vũ khí nổi tiếng nhất trong thần thoại Việt Nam - Ảnh 1.

Theo Lĩnh Nam Chích Quái, thần Kim Quy đã ở lại 3 năm rồi từ biệt ra về. Vua cảm tạ nói: "Nhờ ơn của ngài mà thành đã xây được. Nay nếu có giặc ngoài thì lấy gì mà chống?". Rùa vàng liền đáp rằng: "Vận nước suy thịnh, xã tắc an nguy đều do mệnh trời, vua có thể tu đức mà kéo dài thời vận. Song vua ước muốn, ta có tiếc chi". Nói xong, thần liền tháo vuốt đưa cho vua, dặn rằng hãy đem nó làm lẫy nỏ, cứ nhằm giặc mà bắn, rồi trở về biển Đông.

Vua sai Cao Lỗ làm 1 chiếc nỏ có thể sử dụng sức mạnh của chiếc vuốt thần, gọi là Linh Quang Kim Thần Cơ. Về sau, tướng nhà Tần tên Triệu Đà (được biết đến như Nam Việt Vũ Đế trong sử sách) đã cử binh sang Âu Lạc, giao chiến với An Dương Vương. Tuy nhiên, đứng trước sức mạnh "một phát bắn hàng trăm mũi tên" của Linh Quang Kim Thần Cơ thì quân Đà thua lớn, đành chạy về Trâu Sơn mà xin hòa.

Top những món vũ khí nổi tiếng nhất trong thần thoại Việt Nam - Ảnh 2.

Biết mình không thể thắng được nỏ thần, Triệu Đà bày mưu kêu con trai mình là Trọng Thủy sang Âu Lạc cầu hôn con gái vua An Dương Vương là Mỵ Châu. Trong thời gian "ở rể", Trọng Thủy dụ dỗ Mỵ Châu cho xem nỏ thần rồi lén thay lẫy, lấy cớ về thăm cha mà trở về nước. Đà có được lẫy thần thì mừng lắm, liền cử binh sang đánh.

An Dương Vương cậy có nỏ thần nên ngồi điềm nhiên đánh cờ. Khi quân Đà tiến sát, vua cười và cầm lấy nỏ thần chuẩn bị bắn, để rồi nhận ra chiếc lẫy thần đã mất. Nhà vua thua trận.

2. Thuận Thiên Kiếm

Top những món vũ khí nổi tiếng nhất trong thần thoại Việt Nam - Ảnh 3.

Thuận Thiên kiếm gắn liền với sự tích về vua Lê Thái Tổ của Việt Nam. Tương truyền vào buổi đầu khởi nghĩa, Lê Lợi vẫn chưa có thanh thế, đã trải qua nhiều lần bị quân Minh truy sát. Một lần nọ, Lê Lợi đến thăm nhà viên thuộc tướng Lê Thận thì thấy có lưỡi kiếm khắc chữ "Thuận Thiên", dù lưỡi kiếm bén nhưng cũng chưa biết là báu vật.

Lại một lần khác, trong lúc chạy trốn giặc, Lê Lợi tình cờ tìm được chuôi kiếm nạm ngọc, khi cầm lên thấy đẹp đẽ lạ thường mới nhớ tới lưỡi kiếm kỳ lạ ở nhà Lê Thận bèn cầm về. Sau này, ông lắp thử chuôi và lưỡi lại thì vừa vặn, Lê Thận thấy thế mới quả quyết dâng lên cho Lê Lợi sử dụng.

Top những món vũ khí nổi tiếng nhất trong thần thoại Việt Nam - Ảnh 4.

Quả nhiên, thanh thần kiếm đã cùng Lê Lợi xông pha trận mạc cho đến tận ngày ông đăng quang ngôi vua. Cuối cùng, tận tay ông đã trao trả lại cho chủ nhân thật sự của nó là Đức Long Quân thông qua sứ giả Kim Quy ở hồ Hoàn Kiếm.

3. Con ngựa sắt của Thánh Gióng

Theo Lĩnh Nam Chích Quái, ngựa sắt cùng kiếm sắt, roi sắt, giáp mũ sắt chính là những vũ khí mà Thánh Gióng yêu cầu vua Hùng chuẩn bị cho mình khi ra trận. Chuyện kể rằng, con ngựa sắt này cao tới 18 thước (tương đương 720 cm theo đơn vị đo cổ và 18 mét theo đơn vị đo hiện nay), khi được Thánh Gióng ngồi lên thì tựa như có linh khí, chồm lên rồi hí dài một tiếng mà phi như bay, nháy mắt đã tới trước quân vua.

Top những món vũ khí nổi tiếng nhất trong thần thoại Việt Nam - Ảnh 5.

Thiên tướng Thánh Gióng cầm kiếm đi trước, quan quân đều theo sau, tiến sát đồn giặc. Quân giặc bỏ chạy, còn lại tên nào đều la bái kêu lạy Thiên tướng rồi cùng đến hàng phục. Ân vương bị chết ở trong trận.

Đi đến đất Sóc Sơn huyện Kim Hoa, Thiên tướng cởi áo cưỡi ngựa mà lên trời, hôm đó là ngày mồng 9 tháng 4, còn để vết tích ở hòn đá trên núi. Hùng Vương nhớ công ơn đó mới tôn là Phù Đổng Thiên vương, lập miếu thờ ở nhà cũ trong làng, lại ban cho một ngàn mẫu ruộng, sớm hôm hương lửa. Nhà Ân đời đời kinh sợ, 644 năm không dám ra quân tấn công nước ta nữa.

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM