Tổng thống Putin “tung đòn đánh hiểm”: Mỹ - NATO hoang mang tột độ!

Tú Anh | 08-11-2020 - 12:01 PM

(Tổ Quốc) - Từ nhiều năm nay, Moscow đã cố gắng khắc phục sự yếu kém của các đơn vị quân sự thông thường thành những lực lượng có lợi thế về tác chiến phi đối xứng.

Một đề xuất "hiểm hóc" của Tổng thống Putin!

Tổng thống Vladimir Putin gần đây đã đưa ra đề xuất nhằm giảm leo thang căng thẳng ở châu Âu với tuyên bố Moscow sẵn sàng rút hệ thống tên lửa hành trình đất đối đất 9M729 ra khỏi phần lãnh thổ của Nga ở châu Âu nhưng đồng thời yêu cầu các thành viên thuộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cũng phải hành động tương xứng.

Ngoài ra, ông Putin còn sẵn sàng cho phép nước ngoài tiến hành các cuộc thanh sát lữ đoàn tên lửa đất đối không ở vùng lãnh thổ Kaliningrad để đổi lấy việc thanh tra các căn cứ phòng thủ tên lửa Aegis Ashore của Mỹ ở châu Âu.

Nhà lãnh đạo Nga cho rằng các hệ thống phòng thủ tên lửa này của Mỹ có thể được chuyển đổi thành bệ phóng tên lửa hành trình Tomahawk tấn công tầm xa.

Mặc dù đề xuất ​​của ông Putin đưa ra được hiểu như một sự nhượng bộ từ phía Nga nhưng thực chất lý nó lại nằm trong mục tiêu dài hạn của Moscow nhằm khẳng định mình là nước bảo trợ không thể thiếu đối với an ninh châu Âu.

Vấn đề chính liên quan tới tên lửa hành trình 9M729 không đơn thuần là những thông số kỹ thuật.

Tổng thống Putin “tung đòn đánh hiểm”: Mỹ - NATO hoang mang tột độ! - Ảnh 1.

Hệ thống mang phóng tên lửa 9M729. Ảnh: Drive

Mỹ - NATO "lo sốt vó"?

Các quan chức Nga luôn cho rằng sự khác biệt duy nhất giữa biến thể mới này với tên lửa tiền nhiệm 9M728 (được phát triển vào những năm 2000 và không vi phạm Hiệp ước INF), là chúng có các hệ thống dẫn đường tinh vi hơn và đầu đạn uy lực hơn (tầm bắn vẫn dưới 500 km).

Tuy nhiên, Mỹ và NATO lại lo ngại rằng những tên lửa hành trình đối đất này rõ ràng không phải thứ gì khác mà là vũ khí tấn công của Nga.

Tốc độ của tên lửa hành trình 9M729 chậm hơn từ 8 - 10 lần so với tên lửa đạn đạo chiến thuật 9M723 - loại vũ khí chủ đạo của các lữ đoàn tên lửa thuộc Lực lượng Mặt đất Nga được trang bị hệ thống phóng di động Iskander-M.

Quỹ đạo bay bám bề mặt trái đất (NOE) của tên lửa hành trình mới phức tạp hơn nhiều so với các tên lửa đạn đạo. Trong khi các tên lửa đạn đạo chiến thuật có thể được sử dụng để chống lại cả các mục tiêu cố định và đoàn quân di chuyển của kẻ thù chỉ trong vài phút thì tên lửa hành trình có thể phải mất hàng chục phút tấn công mục tiêu nên phải được bố trí ở vị trí cố định.

Vì vấn đề này nên tên lửa hành trình 9M729 đặc biệt nguy hiểm khi tầm bắn của nó vượt quá 400 - 500 km của tên lửa đạn đạo chiến thuật 9M723 hoặc tên lửa hành trình.

Một lữ đoàn Iskander-M cơ bản có thể phóng 24 tên lửa cùng lúc dù chỉ được trang bị tên lửa đạn đạo chiến thuật 9M723 hay kết hợp cả với tên lửa hành trình 9M728.

Thế nhưng, nếu lữ đoàn được biên chế một tiểu đoàn tên lửa đạn đạo 9M723 và một tiểu đoàn tên lửa hành trình 9M729 thì đơn vị này có thể phóng tới 36 tên lửa cùng lúc.

Loạt phóng này có thể vẫn ít hơn một tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường của Hải quân Mỹ nhưng lại nhiều hơn mỗi khinh hạm tiên tiến nhất của Nga (từ 8 -16 tên lửa).

Trong khi đó, 13 lữ đoàn tên lửa trên bộ của Nga ít đứng trước nguy cơ bị đối phương phản công hơn là các tàu khinh hạm và lại có thể nhanh chóng tái tiếp đạn cho loạt bắn thứ hai.

Vì vậy, từ nhiều năm nay Moscow đã cố gắng khắc phục sự yếu kém của lực lượng quân sự thông thường thành lực lượng có lợi thế về tác chiến phi đối xứng.

Phương pháp tiếp cận này đã được chứng tỏ đang mang lại lợi ích to lớn cho chính sách đối ngoại của Nga đối với Mỹ và châu Âu.

Hệ thống tên lửa Iskander-M của Nga khai hỏa trong tập trận năm 2019

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM