Tới giờ này bạn đã tự tin hiểu đúng về Covid-19? Bác sĩ Israel sẽ giải thích tường tận cơ chế của Covid-19 để ai cũng có thể hiểu, sống cùng và chiến thắng nó!

Bác sĩ Rafi Kot | 21-02-2020 - 09:16 AM

(Tổ Quốc) - Dịch viêm phổi cấp do virus Corona chủng mới đang lên đỉnh điểm và toàn thế giới đang chung tay tìm hiểu cơ chế hoạt động của virus này và làm thế nào để chống lại nó. Bác sĩ Rafi Kot chia sẻ sự khác biệt của loại virus này với những dịch bệnh khác mà ông chứng kiến, nó có nguồn gốc từ đâu, và những gì chúng ta nên biết để sống cùng với nó.

Chúng ta đang chứng kiến sự bùng phát toàn cầu của một chủng virus Corona mới mang tên COVID-19. Hai đợt bùng phát chủng virus Corona trước đây là SARS và MERS gây ra tỷ lệ tử vong khoảng 8%. Tuy nhiên, có sự khác biệt lớn giữa SARS, MERS và COVID-19. 

Về mặt lâm sàng, MERS và SARS là bệnh có thể phân biệt rõ ràng. Trong những đợt dịch đó, chúng ta dễ dàng xác định bệnh nhân và cách ly họ. Điều khác biệt của COVID-19 là có khả năng rất nhiều người bị nhiễm nhưng triệu chứng rất nhẹ. Chính vì vậy, rất khó phát hiện bệnh nhân nhiễm COVID-19 để cách ly họ. Mặt khác, cũng có những trường hợp một người có thể lây cho nhiều người hơn những người bệnh khác.

SARS không truyền từ người sang người cho đến khi bệnh nhân có những dấu hiệu lâm sàng. Nhưng với COVID-19, bệnh nhân với triệu chứng nhẹ cũng có thể lây cho người khác. Đã có giả định cho rằng một bệnh nhân nhiễm COVID-19 có thể lây cho 2 đến 6 người khác.

Xét về hệ số lây nhiễm, một bệnh nhân cúm có thể lây cho 2 người, một bệnh nhân SARS có thể lây nhiễm tối đa cho 3 người, và sởi là bệnh có tỷ lệ lây nhiễm khá cao – một người có thể lây cho 12-18 người.


Biến chủng của Virus Corona

Để hiểu được virus lây lan như thế nào, chúng ta cần biết rằng TẤT CẢ chủng virus Corona có nguồn gốc từ động vật và động vật là vật chủ mang virus. Ở một giai đoạn nào đó, các virus này có thể tự biến đổi gen và lây nhiễm sang người. Và khi con người nhiễm bệnh, virus bắt đầu lây nhiễm từ người sang người với tốc độ nhanh chóng.

Virus COVID-19 tập trung tấn công hệ thống hô hấp - nơi có thể là bàn đạp để làm tổn hại đến các cơ quan khác trong cơ thể.

15% bệnh nhân COVID-19 bị viêm phổi cấp tính (cả hai phổi đều bị tổn thương). Hiện nay chưa có thuốc điều trị bệnh này. Bệnh nhân nhiễm trùng thứ cấp sẽ được điều trị bằng kháng sinh và thở oxy, và nếu tình trạng nặng hơn, bệnh nhân sẽ phải thở máy cho đến khi hồi phục.

Những triệu chứng khác của COVID-19 như sốt, viêm họng, đau cơ lại tương tự như cảm cúm. COVID-19 nghiêm trọng hơn cúm (tỷ lệ tử vong 1:1000) vì tỷ lệ tử vong của COVID-19 hiện từ 1-2%, nhưng không nghiêm trọng bằng SARS (tỷ lệ tử vong 8-9%). Tuy nhiên, rất khó để đánh giá các con số thực sự và thống kê đã có bao nhiêu người đã nhiễm bệnh vì họ có triệu chứng nhẹ hoặc rất nhẹ đủ để phát hiện ra. Đây cũng là một trong những lý do tại sao CDC bắt đầu kiểm tra các bệnh nhân có triệu chứng giống cúm tại 5 thành phố lớn của Hoa Kỳ để đề phòng virus COVID-19.

Tới giờ này bạn đã tự tin hiểu đúng về Covid-19? Bác sĩ Israel sẽ giải thích tường tận cơ chế của Covid-19 để ai cũng có thể hiểu, sống cùng và chiến thắng nó! - Ảnh 1.

Một người Trung Quốc đeo mặt nạ bảo hộ cùng với áo mưa vào ngày Tết Nguyên đán tại Bắc Kinh, Trung Quốc (Kevin Frayer/Getty Images)


Ngăn chặn dịch COVID-19

Dịch SARS đã được ngăn chặn nhờ vào cách ly và có thể do điều kiện thời tiết, còn COVID-19 chúng ta chưa biết virus này có thể suy giảm khi thời tiết thay đổi không.

Thống kê về dịch COVID-19 hiện chưa cụ thể, do 2 nguyên nhân chính:

1. Cơ chế lây nhiễm.

2. Giới hạn của các xét nghiệm: chưa có xét nghiệm nhanh, và xét nghiệm chỉ được thực hiện cho bệnh nhân nghi nghiễm mà không phải toàn bộ dân số, dẫn đến việc không thể biết chính xác số lượng người nhiễm bệnh, dẫn đến đánh giá thấp tỷ lệ mắc bệnh và dịch bệnh.


Đã có vắc xin phòng ngừa COVID-19?

Sẽ mất ít nhất 1 năm đến 18 tháng để sản xuất ra vắc xin phòng ngừa COVID-19 (tùy thuộc vào việc WHO và CDC sẽ phê duyệt các thử nghiệm lâm sang), khi đó dịch bệnh này có thể sẽ được đẩy lùi. Bệnh nhân bị nhiễm bệnh sẽ có miễn dịch tạm thời trong một vài năm, giúp hạn chế khả năng virus tự biến đổi gen hoặc do suy yếu của hệ thống miễn dịch của cơ thể theo thời gian.


Những con số được công bố có đáng tin cậy?

Cơ quan y tế trên toàn thế giới đang đối mặt với một tình huống phức tạp. Mọi người đang phải làm việc trên cơ sở thiếu thông tin, đó cũng là lý do mà các trung tâm kiểm soát dịch bệnh chỉ có thể được đánh giá sau vài chu kỳ bùng phát.

Khi tôi viết những dòng này (18/2), những con số mới nhất từ CCDC (Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Trung Quốc) đang tăng lên. Theo dữ liệu mới nhất:

<>

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM