Tìm ra công dụng của "cầu đá bí ẩn" do con người tạo ra cách đây 2 triệu năm

Bảo Nam | 24-04-2020 - 19:23 PM

(Tổ Quốc) - Cuối cùng chúng ta cũng có thể biết được tại sao con người đã sớm tích trữ những quả cầu đá kỳ lạ này quanh mình từ thưở sơ khai.

Từ lâu, các nhà khảo cổ đã phát hiện trong Thời đại Đồ Đá Cũ, cách đây khoảng 2 triệu năm, con người đã tạo ra "những viên đá hình cầu to cỡ lòng bàn tay. Chúng được phát hiện nhiều trong các di tích ở Châu Phi, Châu Âu và cả Châu Á. Tuy nhiên, qua nhiều năm, vẫn không ai rõ mục đích sử dụng của viên đá hình cầu này.

Mãi tới gầy đây, một nhóm nghiên cứu đến từ Israel đã tuyên bố rằng họ đã phát hiện ra vai trò chính xác của chúng là gì.

Tìm ra công dụng của cầu đá bí ẩn do con người tạo ra cách đây 2 triệu năm  - Ảnh 1.

Những viên đá hình cầu tạo ra sự tò mò cho các nhà khảo cổ.

Nghiên cứu khởi đầu bởi Ella Assaf, một nhà khảo cổ học tại Đại học Tel Aviv ở Israel. Ông và nhóm của mình đã phát hiện ra khoảng 30 viên đá hình cầu còn sót lại trong hang động Kesem ở Israel. Tò mò trước công dụng của chúng, nhà khoa học này đã quyết định nghiên cứu mục đích tồn tại của các viên đá hình cầu, cố gắng tìm hiểu xem chúng được sử dụng cho mục đích gì.

So với các công cụ bằng đá khác được tìm thấy trong hang động Qesem, những viên đá hình cầu được chế tạo bằng một kỹ thuật rất cũ, theo kết luận của nhóm nghiên cứu. Con người sống trong hang Qesem từ 400.000 đến 200.000 năm trước, nhưng không có viên đá hình cầu mới nào được tìm thấy ở khu vực phía đông biển Địa Trung Hải so với hang Qesem.

Tìm ra công dụng của cầu đá bí ẩn do con người tạo ra cách đây 2 triệu năm  - Ảnh 2.

Các mặt khác nhau của một quả cầu đá từ thời tiền sử được tìm thấy tại hang động Qesem ở Israel.

Ngoài ra, trong số 30 viên đá, chỉ có một viên là đá lửa, 29 chiếc còn lại được làm bằng đá vôi hoặc đá trầm tích Dolomit. Nhóm nghiên cứu suy đoán rằng những người sống trong hang đã mang nó từ nơi khác đến, vì bề mặt nó có ánh sáng khác với các công cụ bằng đá khác được tìm thấy trong hang Qesem. Nó giống như việc mọi người ngày nay vẫn mua sắm đồ cũ.

Một điều đáng chú ý rằng tất cả các viên đá không phải là hình cầu hoàn hảo, mà có những phần nhô ra còn sót lại trên bề mặt, với 10 mảnh được phát hiện có dấu vết hao mòn do sử dụng. Do đó, khi nhóm nghiên cứu phân tích bề mặt của dụng cụ bằng đá bằng kính hiển vi kỹ thuật số lập thể đã tìm thấy sự tồn tại của một số chất hữu cơ như sợi collagen, mỡ động vật...

Đặc biệt, dường như dấu vết của chất hữu cơ đã được nhìn thấy rõ trên phần nhô ra khỏi bề mặt. Từ đó, nhóm nghiên cứu nghĩ rằng những viên đá hình cầu "được sử dụng để nghiền nát xương của động vật, cho phép con người nguyên thủy ăn tủy xương bên trong".

Tìm ra công dụng của cầu đá bí ẩn do con người tạo ra cách đây 2 triệu năm  - Ảnh 3.

Thử nghiệm đập xương bò bằng các viên đá bản sao.

Để thực nghiệm, nhóm nghiên cứu đã nghiền nát nhiều loại đá khác nhau để tạo ra những viên đá có hình dạng giống như thứ được tìm thấy tại tàn tích. Sử dụng các bản sao này, họ đã nghiền nát bò và cừu nhằm thử xem liệu các viên đá hình cầu có thực sự giúp tách tủy xương ra hay không. Kết quả là những viên đá hình cầu gồ ghề rất dễ cầm nắm, đồng thời các bộ phận nhô ra thuận tiện cho việc đập gãy xương, sau đó có thể lấy ra tủy xương sạch sẽ.

|"Các vết mòn để lại trên viên đá bản sao sau khi đập xương cũng rất giống với những gì được tìm thấy trong hang Qesem", Assaf nói.

Tìm ra công dụng của cầu đá bí ẩn do con người tạo ra cách đây 2 triệu năm  - Ảnh 4.

Tủy xương có thể lấy ra sau khi sử dụng những viên đá hình cầu.

"Tủy xương chứa một lượng lớn axit béo trong cơ thể động vật và là nguồn dinh dưỡng rất quan trọng đối với con người trong thời kỳ đồ đá cũ", ông Assaf cho biết. "Nghiên cứu của chúng tôi cung cấp bằng chứng đầu tiên về chức năng của những viên đá hình cầu bí ẩn này".

Kết quả này phù hợp với một nghiên cứu khác của một nhóm nghiên cứu hang Qesem vào năm 2019, có nội dung rằng: "Con người sống trong hang Qesem đã sử dụng tủy xương của động vật làm thức ăn". Và nghiên cứu của nhóm Assaf đã chỉ ra rằng xương được sử dụng như một loại "hộp" để lưu trữ tủy xương còn những viên đá hình cầu được sử dụng với vai trò "cái mở hộp".

Nghiên cứu được công bố trực tuyến ngày 9/4 trên tạp chí PLOS One.

Tham khảo livescience

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM