Tìm ra cách “giải cứu” cho người cận nặng không thể mổ bằng laser và các trường hợp tái cận sau mổ

Ngọc Ái | 30-11-2022 - 10:30 AM

(Tổ Quốc) - Cận thị đã khổ nhưng cận mà không thể mổ, mổ rồi bị tái cận còn khổ hơn. Dù mổ cận ngày càng phổ biến và hiện có nhiều phương pháp điều trị nhưng không phải ai cũng phù hợp. Chưa kể, nỗi ám ảnh về nguy cơ tái cận và điều trị tái cận cũng khiến team cận nặng trăn trở không kém.

PGS.TS. Bác sĩ Trần Hải Yến công tác tại Hai Yen Eye Care cho biết, phương pháp được lựa chọn nhiều nhất trong điều trị cận thị hiện nay là phẫu thuật bằng laser. Bao gồm 2 nhóm là phẫu thuật có tạo vạt giác mạc (LASIK, FEMTO LASIK) và phẫu thuật không tạo vạt (SMILE). Tuy nhiên, cũng có không ít trường hợp cận thị mà phẫu thuật laser không thể áp dụng được hoặc điều trị bằng laser không là giải pháp tối ưu nhất.

Đã tìm ra cách “giải cứu” cho người cận nặng không thể mổ bằng laser và các trường hợp tái cận sau mổ - Ảnh 1.

PGS.TS. Bác sĩ Trần Hải Yến đang khám mắt cho bệnh nhân tại Hai Yen Eye Care

Trong phẫu thuật cận thị bằng laser, tia sẽ tác động làm thay đổi độ cong và độ dày của giác mạc. Một số trường hợp người bệnh có cấu trúc giác mạc bất thường như giác mạc hình chóp hoặc có sẹo, giác mạc quá phẳng hoặc quá mỏng, việc phẫu thuật sẽ trở nên khó khăn, tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn, hoặc làm cho sức khỏe mắt bị yếu đi sau mổ.

Ngoài ra, nếu người cận thị có mắc một số các bệnh lý ở võng mạc hoặc thủy tinh thể, đôi khi việc mổ cận cũng không thể góp phần cải thiện được hiệu quả mức thị lực hiện tại.

Đã tìm ra cách “giải cứu” cho người cận nặng không thể mổ bằng laser và các trường hợp tái cận sau mổ - Ảnh 2.

Không phải trường hợp cận thị nào cũng có thể mổ cận bằng Laser (Ảnh minh họa: Pinterest)

Bác sĩ Hải Yến giải thích thêm, các phẫu thuật cận thị có biên độ điều trị nhất định, và một ảnh hưởng phụ phổ biến là khô mắt sau mổ. Do đó mổ cận bằng laser sẽ không phù hợp để điều trị cho những người bị cận (có hoặc không kèm loạn thị) quá cao hoặc đang có tình trạng khô mắt nặng. Độ cận để phẫu thuật laser thường không nên vượt quá 10 điốp, ngoài ra còn tùy vào các thông số khác của mắt, bác sĩ sẽ cân nhắc và có chỉ định về phương pháp mổ thích hợp.

Tuy các phương pháp laser đã ra đời từ lâu và ngày càng cải tiến về công nghệ nhưng khả năng tái cận sau mổ vẫn còn là mặt tồn tại của các giải pháp này. Chưa kể, việc can thiệp làm mỏng giác mạc quá nhiều, đặc biệt ở người cận nặng, hoặc tình trạng khô mắt sau mổ cũng là vấn đề mà nhiều người trăn trở khi cân nhắc mổ cận.

Đã tìm ra cách “giải cứu” khi tái cận hoặc cận thị mà không thể mổ Laser

Theo chia sẻ từ PGS.TS.BS Trần Hải Yến, trong gần 30 năm công tác trong ngành Nhãn khoa, bà đã gặp vô số trường hợp không thể mổ laser. Lúc này, phương pháp đặt kính nội nhãn ICL sẽ là giải pháp duy nhất. Đây còn là “cứu cánh” hiệu quả nhất cho những người đã mổ cận nhưng bị tái cận, không còn đủ mô để laser bổ sung.

Đã tìm ra cách “giải cứu” cho người cận nặng không thể mổ bằng laser và các trường hợp tái cận sau mổ - Ảnh 3.

Mô phỏng thấu kính nội nhãn ICL sau phẫu thuật điều trị cận thị

ICL là 1 loại kính nội nhãn rất nhỏ, mỏng, trong suốt, cực kỳ mềm dẻo và có tính tương thích sinh học cao. Để điều trị tật khúc xạ, kính sẽ được đặt vào khoảng không gian phía sau của mống mắt và phía trước của thủy tinh thể tự nhiên. Bác sĩ Hải Yến cho biết, có 4 lý do khiến đặt kính nội nhãn ICL trở thành “cứu tinh” cho người không thể mổ laser, cận loạn quá nặng, sợ tái cận hoặc đang bị tái cận:

- Khoảng điều trị của ICL rất rộng, phù hợp với cả những người bị cận, viễn hoặc loạn thị cao. ICL có thể điều trị độ cận lên tới 16 điốp, viễn 10 điốp, loạn 6 điốp.

- Không nguy cơ tái cận về sau do cơ chế mổ không can thiệp làm mỏng mô giác mạc

- Phù hợp với cả những người có đặc điểm giác mạc mỏng hoặc đang bị khô mắt (do cơ địa hoặc sau mổ cận trước đây). Do đó điều trị được cho các trường hợp tái cận không thể laser bổ sung.

- ICL là một phương pháp hiện đại, an toàn, bảo tồn cấu trúc và độ dày giác mạc nguyên vẹn. Toàn bộ quá trình phẫu thuật chỉ mất khoảng 10 phút với vết mổ siêu nhỏ 2 - 3mm tại rìa tròng đen, không đau. Thời gian hồi phục cũng rất nhanh, có thể trở lại sinh hoạt gần như bình thường sau phẫu thuật 1 ngày.

Đã tìm ra cách “giải cứu” cho người cận nặng không thể mổ bằng laser và các trường hợp tái cận sau mổ - Ảnh 4.

Đã tìm ra cách “giải cứu” cho người cận nặng không thể mổ bằng laser và các trường hợp tái cận sau mổ - Ảnh 5.

Quy trình đặt kính nội nhãn ICL tiêu chuẩn quốc tế được thực hiện tại Hai Yen Eye Care

Công nghệ này xuất hiện từ những năm 1980, liên tục được cải tiến và được tin dùng ở hơn 75 quốc gia trên thế giới như Mỹ, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore… Còn ở Việt Nam, phẫu thuật ICL được thực hiện từ những năm 2000 và ngày càng được ưa chuộng do những điểm ưu việt kể trên.

Tuy nhiên, dù công nghệ ICL rất nhiều ưu điểm thì bạn cũng không nên quyết định vội vàng. Cũng không phải cơ sở nào cũng đủ thiết bị, đội ngũ y bác sĩ đủ trình độ để thực hiện nó. Hãy tìm đến các cơ sở Nhãn khoa uy tín để được thăm khám và tư vấn tốt nhất!

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM