Một số loài nấm ăn, nấm dược liệu: Cordyceps sinensis, Ganoderma lucidum, Lentinus edodes, Hericium erinaceus, Xerula radicata, Pleurotus… còn có khả năng sinh hoạt chất sinh học trong ngăn ngừa và hỗ trợ chữa trị một số bệnh: tiểu đường, huyết áp, tim mạch, béo phì, chống ung thư, tăng cường miễn dịch,…
Hiện nay ở Việt Nam đã khoảng trên 20 loài nấm ăn, nấm dược liệu được nuôi trồng thành công, và đã có nhiều cơ quan, đơn vị, công ty cung cấp và nuôi trồng các loại nấm ăn, nấm dược liệu. Tuy nhiên, nguồn nhân lực có chuyên môn trong lĩnh vực nấm ăn và nấm dược liệu hiện nay đang rất thiếu. Nắm bắt được nhu cầu này, từ năm 2015, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã mở chương trình đào tạo ngành Công nghệ sinh học nấm ăn và nấm dược liệu tập trung vào định hướng nghề nghiệp về lĩnh vực Công nghệ sinh học nấm ăn và nấm dược liệu.
Chương trình định hướng nghề nghiệp (POHE)
Chương trình Công nghệ sinh học nấm ăn, nấm dược liệu theo định hướng nghề nghiệp (POHE) được xây dựng dựa trên kết quả điều tra nhu cầu thị trường lao động, được phát triển cùng với các tổ chức, công ty, doanh nghiệp sử dụng lao động và tham khảo các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế.
Các bạn sinh viên rèn nghề tại viện Nấm Nghiên cứu và Phát triển nấm ăn, nấm dược liệu
Sinh viên theo học chuyên ngành Công nghệ sinh học nấm ăn và nấm dược liệu sẽ được trang bị kiến thức về kỹ thuật chọn tạo giống nấm; công nghệ nhân giống nấm; nuôi trồng, bảo quản, chế biến nấm ăn và nấm dược liệu; kỹ thuật phòng và chống bệnh trong sản suất nấm; xây dựng mô hình tổ chức sản xuất nấm công nghệ cao; công nghệ vi sinh; nông nghiệp công nghệ cao cùng với kiến thức về kinh doanh, quản lý kinh tế, trồng trọt, chăn nuôi. Bên cạnh đó, sinh viên còn được trang bị khả năng phân tích, đánh giá, viết và trình bày báo cáo khoa học; có kỹ năng truyền thông và diễn đạt ý tưởng.
Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp
Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Công nghệ sinh học nấm ăn và nấm dược liệu có thể làm việc tại các vị trí:
- Cán bộ, công chức làm việc tại các đơn vị hành chính, sự nghiệp nhà nước, cán bộ khuyến nông ở các Sở, Bộ, Ngành.
- Nhân viên trong các doanh nghiệp liên quan đến công nghệ sinh học đặc biệt là công nghệ sinh học nấm ăn, nấm dược liệu.
- Kỹ thuật viên ngành nấm cho các công ty sản xuất nấm trong và ngoài nước, tư vấn, chuyển giao kỹ thuật cho gia trại, trang trại, hợp tác xã sản xuất nấm.
- Nghiên cứu viên làm việc ở phòng thí nghiệm, phòng phân tích, kiểm định ở viện nghiên cứu, bệnh viện.
- Thực tập sinh, tu nghiệp sinh làm việc tại nước ngoài trong lĩnh vực công nghệ sinh học nấm ăn, nấm dược liệu.
- Làm chủ trang trại, doanh nghiệp quản lý sản xuất và kinh doanh nấm, các sản phẩm nông nghiệp.
Các khóa ngắn hạn tại Viện Nghiên cứu và Phát triển nấm ăn, nấm dược liệu
Năm 2021, Viện Nghiên cứu và Phát triển nấm ăn, nấm dược liệu thuộc Học viện Nông nghiệp Việt Nam (tiền thân là Trung tâm Đào tạo, Nghiên cứu và Phát triển Nấm ăn, Nấm dược liệu) được thành lập nhằm mục đích nghiên cứu và chuyển giao công nghệ về nấm cho các cơ quan, tổ chức và các cá nhân có nhu cầu; sản xuất thử nghiệm các sản phẩm về nấm ăn, nấm dược liệu;
Đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn ngắn hạn trong lĩnh vực nấm cho cơ quan, tổ chức và các cá nhân có nhu cầu; Tham gia đào tạo để cấp văn bằng từ trình độ trung cấp trở nên; Hợp tác với các cơ quan, các tổ chức, các cá nhân trong và ngoài nước về đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực nấm,…
Đặc biệt, lớp đào tạo kỹ thuật nuôi trồng nấm ăn, nấm dược liệu của Viện Nghiên cứu và Phát triển nấm ăn, nấm dược liệu tổ chức đã nhận được nhiều sự ủng hộ của các doanh nghiệp, HTX, chủ trang trại làm nấm và cá nhân bắt đầu vào nghề nấm. Thời gian tới, Viện sẽ khai giảng khóa thứ 36. Trong khoá học này, Viện sẽ đào tạo kỹ thuật nuôi trồng 08 loại nấm trong đó có 05 loại nấm ăn (nấm rơm, nấm bào ngư, nấm mộc nhĩ, nấm mỡ, nấm hương) và 03 loại nấm dược liệu (nấm linh chi, nấm đầu khỉ, nấm vân chi) trong thời gian 15 ngày liên tục (kể cả thứ 7, chủ nhật).
Một số loài nấm ăn được nuôi trồng tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Chủng nấm linh chi GA2 được nuôi trồng tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Một số nấm dược liệu nuôi trồng tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Để được tư vấn đầy đủ về thông tin tuyển sinh năm 2023, liên hệ với số điện thoại: 024.6261.7578/ 024.6261.7520 hoặc 0961.926.639/0961.926.939
Địa chỉ liên hệ: Học viện Nông nghiệp Việt Nam; Thị trấn Trâu Quỳ, Huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội.
Website: www.vnua.edu.vn; http://tuyensinh.vnua.edu.vn
Facebook: https://www.facebook.com/tuyensinhvnua.edu.vn