Tuy nhiên, không phải ai cũng sở hữu khả năng quản lý tài chính cá nhân hiệu quả, và vẫn còn không ít những Gen Z đang phải "vật lộn" với các bài toán về tài chính.
Vậy thì, làm thế nào để người trẻ Gen Z quản lý tốt chi tiêu? Quy tắc gia tăng khoản thu nhập mà Gen Z đang áp dụng là gì?
Xây dựng kế hoạch tài chính cụ thể và chi tiết
Hiện nay thì hơn quá nửa Gen Z đã có thể đi làm và tự tạo ra thu nhập cho mình. Với bước đầu của khởi nghiệp thì Gen Z đã biết đưa ra những mục tiêu tài chính ngắn hạn và dài hạn riêng biệt, và những mục tiêu đó có thể được thực hiện dễ dàng thông qua các ứng dụng tài chính số hiện nay.
Theo các chuyên gia, vấn đề kỷ luật trong tài chính cá nhân là một yếu tố vô cùng quan trọng và nó càng quan trọng hơn khi cuộc sống và tài chính xã hội đang thay đổi liên tục. Với việc thiết lập kế hoạch tài chính, Gen Z kiểm soát cuộc sống của mình bằng việc có thể theo dõi, chia tỷ lệ chi tiêu, ngân sách và từ đó luôn kiểm soát được tình hình tài chính của mình.
Lời khuyên cho Gen Z là nên tiết kiệm và lên kế hoạch đầu tư của mình. Có thể phân bổ ra thành nhiều quỹ khác nhau, gồm các quỹ cố định, quỹ linh hoạt và quỹ đầu tư để gia tăng tài sản cho mình.
Việc đặt ra mục tiêu, chia ra các quỹ khác nhau như vậy sẽ giúp Gen Z định hướng được những chi tiêu của mình sao cho hợp lý nhất. Nhưng song hành với việc đó thì Gen Z cần phải nghiêm chỉnh thực hiện nó, nói một cách khác là không để bản thân bị cám dỗ bởi “bẫy” xa hoa của xã hội. Và thường xuyên phải theo dõi tài khoản của mình.
Theo dõi thu chi cá nhân
Đây là một phương pháp giúp Gen Z hiểu rõ hơn về tình trạng tài chính của mình. Người trẻ có thể biết mình sẽ có bao nhiêu tiền chi tiêu cho từng việc, và việc nào cần thiết việc nào chưa thật cần thiết.
Quý Xuân (24 tuổi, TP.HCM) đang là một nhân viên văn phòng với mức thu nhập khoảng 14 triệu đồng/tháng. Xuân quản lý chi tiêu bằng việc theo dõi kỹ thu chi cá nhân hàng tháng của bản thân.
“Tiền thuê nhà, tiền học phí, tiền điện nước đó là những chi phí cố định. Chi phí dành cho việc đi lại mua sắm sẽ là những chi phí không cố định, và mình chọn ưu tiên những chi phí cố định để cắt giảm những việc không cần thiết”, Xuân chia sẻ.
Cô nàng hiện đang tận dụng các ứng dụng tài chính để quản lý việc chi tiêu hiệu quả nhất, có thể kể đến là Viettel Money. “Ứng dụng với tiện ích quản lý chi tiêu giúp mình quản lý thông minh tài chính mỗi ngày. Tính năng quản lý chi tiêu sẽ hiển thị cụ thể theo từng ngày và cập nhật thường xuyên giúp bạn dễ dàng quản lý”, cô nàng tâm sự.
Không mua sắm ngẫu hứng
Là thế hệ sống “tận hưởng”, gen Z là người sẵn sàng chi tiền cho mua sắm, thậm chí là mua sắm tùy hứng - để thỏa mãn nhu cầu bản thân. Tuy nhiên, những lần chi tiêu tùy hứng này có thể khiến bạn rơi vào tình trạng túng quẫn vào cuối tháng, hoặc mắc phải nợ nần không cần thiết.
“Vì vậy, hãy cố gắng quản lý thói quen chi tiêu của bản thân, tránh mua sắm tùy hứng và tiết kiệm nhiều hơn. Đừng rơi vào bẫy tiêu dùng gây ra bởi sự tiện lợi, đặc biệt là khi mua sắm online”, Thục Anh (28 tuổi, TP.HCM) chia sẻ.
Theo Gen Z đời đầu, có nhiều phương pháp quản lý chi tiêu bạn có thể tham khảo và lựa chọn dựa trên sở thích của bản thân. Trong đó có 2 phương pháp quản lý nổi bật mà người trẻ có thể dễ dàng thực hiện:
- Quy tắc 50/20/30: chia thu nhập của bạn thành 3 phần, 50% cho ăn uống sinh hoạt, 20% cho tiết kiệm và 30% cho sở thích cá nhân, chi tiêu tùy hứng.
- Quy tắc 6 chiếc lọ tài chính: chia thu nhập làm 6 phần, trong đó 55% dùng cho chi tiêu cần thiết, 10% cho tiết kiệm dài hạn, 10% cho giáo dục, 10% để chi tiêu hưởng thụ, 10% tiết kiệm cho tự do tài chính và 5% cho quỹ từ thiện.
Lập quỹ tích luỹ nhưng vẫn “tiền đẻ ra tiền”
Khi làn sóng không để tiền nhàn rỗi dần phổ biến, nhiều người thắc mắc nên bắt đầu tiết kiệm hay đầu tư sinh lời với số vốn bao nhiêu là đủ. Hình thức gửi tiết kiệm tích lũy trên Viettel Money cho phép mở tài khoản chỉ với 2.000 đồng - hướng đi đầu tư "tích tiểu thành đại" chắc ăn và an toàn tuyệt đối.
Điểm nổi bật của 'Tài khoản tích luỹ' trên Viettel Money là từ một số tiền ban đầu cực nhỏ nhưng sẽ dần 'tích tiểu thành đại', phần lợi nhuận thu về hiển thị trực tiếp trên số tiền tích lũy cá nhân. Khách hàng tham gia tiết kiệm còn được phép nạp/rút linh hoạt và không ảnh hưởng đến phần lợi nhuận trước đó.
Hạn mức tích lũy tối đa là 500.000.000 đồng/ tài khoản, hạn mức nạp tối đa 100.000.000 đồng/ giao dịch và hạn mức rút tối đa là 300.000.000 đồng/giao dịch trong khoảng thời gian từ 2 giờ sáng đến 24 giờ hằng ngày.
Ngoài ra, các vấn đề khác như thanh khoản, quy trình, thủ tục chuyên nghiệp trong chính sách ưu đãi, lãi suất rõ ràng, gửi tiết kiệm tích lũy đảm bảo tính minh bạch và độ an toàn cao nên người dùng có thể dễ dàng theo dõi số tiền mình đã gửi vào hằng ngày và khoản sinh lời từ phần tiết kiệm này.
Gen Z có thể mở ngay tài khoản tích luỹ trên Viettel Money để tiền sinh lời mỗi ngày.
Tập tành đầu tư, tạo nguồn thu nhập thụ động
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng chính là tập tành đầu tư, tạo nguồn thu nhập thụ động. Đây sẽ là yếu tố giúp bạn đạt được mục tiêu tài chính với thời gian ngắn hơn.
Trước tiên, để không mắc phải các bẫy đầu tư và trạng thái FOMO, bạn nên tìm tòi thật kỹ về kiến thức tài chính và đầu tư. Sau khi đã nắm vững kiến thức, bạn có thể bắt đầu với những khoản đầu tư nhỏ để tích lũy dần kinh nghiệm cho các chiến lược đầu tư dài hạn sau này.
Theo báo cáo xu hướng của Instagram, 2/3 các bạn trẻ gen Z sử dụng mạng xã hội để kiếm tiền trong năm 2023. Điều thú vị nhất là bạn không cần phải là người nổi tiếng hay có hàng triệu người theo dõi mới có thể kiếm được tiền.
Một cách để làm điều này là thông qua marketing liên kết. Bạn chỉ cần quảng cáo sản phẩm hoặc dịch vụ qua các đường link và khi mọi người nhấp vào đó rồi mua hàng, bạn sẽ kiếm được tiền. Bạn có thể đăng ký chương trình marketing liên kết của các sàn thương mại điện tử lớn như Shopee, Lazada,...