Không gian sống không chỉ thể hiện thói quen, sở thích mà còn tiết lộ rất nhiều về cá tính của chủ sở hữu. Nếu như Indochine nói lên rằng chủ nhà là người ưa hoài cổ, truyền thống thì Japandi lại thể hiện nét mộc mạc, gần gũi trong lối sống.
Chủ căn hộ này là một người yêu và sống theo đạo lý Phật giáo nên mang trong mình một nguồn năng lượng rất "Zen". Chị chia sẻ: "Mọi sóng gió âu cũng là điều bình dị và chỉ là thử thách của ông trời". Chủ nhà thích giao lưu gặp gỡ bạn bè, ăn uống tụ họp, và vì thường tụ họp đông nên quen với cả việc ngồi bệt, ngồi thấp (nệm ngồi khi không dùng thì cất vào cho gọn và ngăn nắp). Ngoài ra, chị cũng là người yêu thiên nhiên, mê du lịch, thích tận hưởng và trân trọng những điều nhỏ bé nhất.
Tủ giày cũng được bày biện cực tỉ mỉ
Thêm vào đó, vì nhà rất nhỏ (60m2 cho 2 phòng ngủ, 2 WC) và cần nhiều chỗ chứa đồ (storage) nên stylist gợi ý chị chọn style Nhật và làm giường hộp để tăng không gian lưu trữ. Tuy nhiên, vấn đề duy nhất là chị không thích nội thất thuần "Nhật" vì quá truyền thống, mà thích nội thất kiểu "Tây". Vì vậy, phong cách Japandi là giải pháp hoàn hảo nhất.
Nói ngắn gọn, Japandi là sự kết hợp giữa Scandinavi (Bắc Âu) và Japanese Zen (Nhật truyền thống). Ngoài ra, căn hộ còn có chút Wabi-Sabi giao thoa với Hygge: vẻ đẹp trong sự không hoàn hảo và niềm cảm hứng từ những điều giản đơn. Nó đồng thời là sự thanh lịch vượt thời gian kết hợp cùng Bắc Âu hiện đại. Tóm gọi lại là sử dụng nội thất Tây trong 1 căn nhà Nhật.
Vì chủ nhà mệnh thủy đại hải thủy, 2 người ở chung với chị thì thích các tông màu xanh: xanh lá, xanh dương - xanh ngọc bích (teal) và xanh chàm (indogo blue). Vì vậy, stylist đã chọn tông màu xanh lá xanh dương (green blue) làm tông màu chính cho căn nhà - một tên gọi khác là Woad Blue (xanh tùng - lam: lá cây tùng lam giã thành bột nhuộm để nhuộm màu). Màu xanh tùng lam này là màu xanh dương có undertone xanh lá, và màu này có thể dễ dàng kết hợp với các màu xanh dương đậm (indigo) hay màu green blue khác như là màu xanh đất sét (blue clay).
Lưu ý của stylist là không nhất thiết phải lựa màu sắc theo phong thủy. Màu sắc còn có thể được lựa theo cá tính, sở thích riêng nữa và không phải theo 1 quy định cụ thể nào cả.
Bàn thờ được bố trí đẹp mắt
Các món decor được chọn lựa riêng theo style ngôi nhà
Tổng chi phí hoàn thiện căn hộ là 300 triệu đồng. Với phòng khách, stylist chọn chủ đề là: Classic (cổ điển), Tailor-made Comfort (ấm áp), tức là đem sắc xanh vào một không gian ấm cúng và gọi mời (inviting). Stylist đã phối màu xanh tùng lam (60%) với các gam màu ấm tone đất như cam gốm hay đất nung Terra-cotta (30%) và màu mận đỏ Plum (10%) để tạo nên sự táo bạo, ấm cúng và gọi mời. Màu xanh dương rất hợp nhãn với các màu đậm đà như nâu và các gam màu đất.
Còn phòng ngủ thì theo chủ đề: Soft, Safe Hideaway (tạm dịch: chỗ trú ẩn mềm mại, an toàn). Phòng ngủ được phối màu xanh đá tảng (Slate color), xanh sẫm (60%) beigem, nâu (30%) và nhấn bằng màu hồng phấn (10%). Nhìn chung, tổng thể căn hộ rất phù hợp với tính cách cũng như lối sống của chủ nhà, đích thực là 1 "nơi trú ẩn" bình yên và nên thơ mà chị chỉ biết thốt lên từ "hoàn hảo".
Phòng khách tạo cảm giác nhẹ nhàng, thư thái
Nguồn: FB: trung.truong.7792