ThS.BS Giang Huỳnh Như: Từ tò mò cách nuôi cấy phôi đến nữ chuyên gia tiên phong xây lab ISO 5 cho ngành hiếm muộn Việt Nam

Quang Vũ | 28-01-2024 - 07:00 AM

Hơn 20 năm phát triển, ngành Hiếm muộn Việt Nam đã thực sự bắt kịp thế giới khi có phòng Lab ISO 5 đạt chuẩn ‘Lab trong Lab’ - mắt xích công nghệ quan trọng quyết định tăng tỷ lệ thành công trong thụ tinh ống nghiệm cao và bền vững.

Người đặt dấu ấn quan trọng đó chính là người đứng đầu Trung tâm Hỗ trợ sinh sản BVĐK Tâm Anh TP.HCM - ThS.BS Giang Huỳnh Như.

Phòng Lab phôi học - "Trái tim" của Trung tâm Hỗ trợ sinh sản

Phòng Lab phôi học được ví như trái tim của một trung tâm Hỗ trợ sinh sản và đóng vai trò quan trọng đối với sự thành công của các phương pháp điều trị thụ tinh ống nghiệm.

Đây là nơi thực hiện các kỹ thuật liên quan đến quá trình tạo phôi, với điều kiện nuôi cấy phôi được kiểm soát chặt chẽ, mô phỏng như điều kiện bên trong tử cung của người mẹ.

ThS.BS Giang Huỳnh Như: Từ tò mò cách nuôi cấy phôi đến nữ chuyên gia tiên phong xây lab ISO 5 cho ngành hiếm muộn Việt Nam - Ảnh 1.

Phòng Lab phôi học được ví như trái tim của một trung tâm Hỗ trợ sinh sản

Tuy nhiên, ở mức độ "phòng sạch" thông thường, đạt khoảng ISO 6 hay ISO 7, thì phòng lab cho IVF thường gặp một số vấn đề ảnh hưởng đến quá trình hình thành, phát triển của phôi. Ví dụ như việc thiếu cách ly hoàn toàn với môi trường xung quanh khiến phòng Lab không hoàn toàn đạt các tiêu chí về không khí, nhiệt độ, độ ẩm, tiếng ồn, độ sạch; áp lực dương không đủ ngăn chặn khí bẩn ùa vào phòng mỗi khi mở cửa, hay khi chuyên viên di chuyển; thiếu khả năng lọc bụi liên tục...

Để khắc phục các hạn chế đó, tại nhiều nước có ngành Hiếm muộn phát triển, đã xây dựng các phòng Lab siêu sạch, trong đó cấp độ phòng sạch ISO 5 là tiêu chuẩn cao hàng đầu trên thế giới hiện nay cho lĩnh vực thụ tinh ống nghiệm.

Là một bác sĩ hiếm muộn, Thạc sĩ Giang Huỳnh Như (người đứng đầu Trung tâm Hỗ trợ sinh sản BVĐK Tâm Anh TP.HCM) hiểu sâu sắc những hạn chế của phòng Lab tiêu chuẩn tại Việt Nam và ấp ủ mong ước có được phòng Lab tiêu chuẩn cao cấp, siêu sạch cho Trung tâm IVF của mình.

ThS.BS Giang Huỳnh Như: Từ tò mò cách nuôi cấy phôi đến nữ chuyên gia tiên phong xây lab ISO 5 cho ngành hiếm muộn Việt Nam - Ảnh 2.

Tò mò cách chuyển phôi và quyết tâm thiết kế phòng "Lab trong Lab" hiện đại ở Việt Nam

Năm 28 tuổi, khi đang có công việc ổn định tại một bệnh viện nổi tiếng ở TP.HCM, bác sĩ Giang Huỳnh Như rời Việt Nam lên đường sang Úc trước sự ngỡ ngàng của bạn bè, đồng nghiệp. Chia sẻ lý do cho quyết định bất ngờ này, chị kể: "Tôi chọn ngành hiếm muộn rất tình cờ. Sáu năm ở trường Y chỉ học Hiếm muộn trong 90 phút. Khi thấy bác sĩ đàn anh ở bệnh viện chọc hút noãn, kích thích buồng trứng, chuyển phôi… tôi cũng cũng thích được làm".

Những lần thấy các chuyên viên phôi học quyết định chọn phôi trong phòng Lab để chuyển vào tử cung cho bệnh nhân, bác sĩ Như khi ấy luôn thắc mắc tại sao không chuyển phôi này mà chuyển phôi kia? Các phôi này khác nhau như thế nào?...

Và ở tuổi 28, bác sĩ Như quyết định ra nước ngoài học về phôi học.

ThS.BS Giang Huỳnh Như: Từ tò mò cách nuôi cấy phôi đến nữ chuyên gia tiên phong xây lab ISO 5 cho ngành hiếm muộn Việt Nam - Ảnh 3.

Năm 2008, bác sĩ Giang Huỳnh Như xây dựng ý tưởng thiết kế phòng Lab IVF trong khóa học thạc sĩ Phôi thai học lâm sàng tại Đại học Monash (Australia)

Những ngày làm đề án tốt nghiệp, bác sĩ Như lại chọn mô hình thiết kế phòng "Lab trong Lab" trong điều trị vô sinh. Bác sĩ Như trở thành kiến trúc sư bất đắc dĩ, bắt tay làm quen với những hình khối vuông tròn để tự tay thiết kế ra phòng Lab mà mình ấp ủ bấy lâu...

"Lúc đó, Việt Nam đã có nhiều phòng Lab rồi, nhưng không hiểu sao tôi vẫn bị hối thúc phải tự tay thiết kế ra phòng Lab. Nhiều lúc ngẫm lại, tôi cảm ơn cho những suy nghĩ vội vã lúc ấy, để giờ đây, tôi mới có cái nhìn thấu đáo hơn về thụ tinh ống nghiệm", bác sĩ Như bộc bạch.

"Lab trong Lab", đặt phòng Lab ISO 5 bên trong phòng Lab ISO 6 - đây là mô hình chưa từng có, thể hiện sự sáng tạo và thực tế của bác sĩ có nhiều kinh nghiệm trong thụ tinh ống nghiệm, bởi với mô hình này, các hạng mục đầu tư sẽ được tính toán hiệu quả nhất, chính xác nhất, tiết kiệm chi phí nhưng tối ưu nhất cho bệnh nhân về hiệu quả, đặc biệt là chi phí điều trị giảm thiểu.

ThS.BS Giang Huỳnh Như: Từ tò mò cách nuôi cấy phôi đến nữ chuyên gia tiên phong xây lab ISO 5 cho ngành hiếm muộn Việt Nam - Ảnh 4.

Sau khi tốt nghiệp với danh hiệu Á khoa, bác sĩ Như trở về Việt Nam, mang theo hoài bão hiện thực hóa mô hình tâm huyết này.

Năm 2021, bác sĩ Như mới thực sự hiện thực hóa hoài bão về một labo phôi học đẳng cấp thế giới, khi công tác tại BVĐK Tâm Anh TP.HCM (địa chỉ: 2B Đ. Phổ Quang, Phường 2, Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh) và được Ban lãnh đạo tạo điều kiện tối đa phát triển Trung tâm Hỗ trợ sinh sản trở thành một trong các khoa điều trị toàn diện, chuyên sâu, và là mũi nhọn của bệnh viện.

ThS.BS Giang Huỳnh Như: Từ tò mò cách nuôi cấy phôi đến nữ chuyên gia tiên phong xây lab ISO 5 cho ngành hiếm muộn Việt Nam - Ảnh 5.

Bên trong "Lab-in-Lab" các chuyên gia phôi học giàu kinh nghiệm miệt mài "se duyên" cho noãn và tinh trùng, ươm những mầm sống tương lai

"Khi bệnh viện đang xây, mỗi ngày, tôi và nhóm lãnh đạo IVF Tâm Anh TP.HCM phải leo bộ 7 tầng lầu, mồ hôi ướt đẫm, vôi vữa khắp người… chỉ để xem phòng Lab trong mơ của mình đang xây có đúng như bản vẽ thiết kế mà tôi đã tham khảo nhiều ý kiến chuyên gia nước ngoài hay không. Chúng tôi chú trọng từ đường đi của ống khí, vị trí cửa đến cách đặt bàn làm việc, để làm sao hiện thực hoá được phòng Lab cao cấp hiện đại nhất Việt Nam", bác sĩ Như chia sẻ.

Biến ước mơ thành hiện thực, bác sĩ Như cùng đồng nghiệp đã có được phòng Lab ISO 5 siêu sạch đạt chuẩn quốc tế ISO 14644-1 tiên phong và hiện đại tại Việt Nam, đặt bên trong phòng ISO 6 tiêu chuẩn.

ThS.BS Giang Huỳnh Như: Từ tò mò cách nuôi cấy phôi đến nữ chuyên gia tiên phong xây lab ISO 5 cho ngành hiếm muộn Việt Nam - Ảnh 6.

"Tại hệ thống phòng lab của IVF Tâm Anh, các chuyên gia phôi học có thể thực hiện được tất cả các kỹ thuật cao cấp phục vụ quá trình HTSS, như kỹ thuật tiêm tinh trùng vào bào tương trứng (ICSI), hỗ trợ phôi thoát màng (AH), kỹ thuật trưởng thành trứng non (IVM), sinh thiết phôi trong chẩn đoán di truyền tiền làm tổ (PGT) phôi ngày 5, trữ phôi, noãn, tinh trùng, xét nghiệm sinh thiết tử cung Era test xác định chính xác ngày chuyển phôi, điều trị dự phòng viêm niêm mạc tử cung... Những kỹ thuật mà trước đây khách hàng phải ra nước ngoài để thực hiện thì nay có thể thực hiện ngay tại phòng lab của IVF Tâm Anh", bác sĩ Như bày tỏ.

Chắt chiu từng cơ hội để mỗi cặp vợ chồng hiếm muộn bế con yêu khỏe mạnh về nhà

Điều trị hiếm muộn là một hành trình vất vả cho cả bệnh nhân lẫn bác sĩ bởi mục tiêu của bệnh nhân không phải chỉ dừng lại ở việc có noãn, có phôi, mà phải là có một em bé khỏe mạnh mang về nhà. Do đó, để đạt mục tiêu này, bác sĩ điều trị hiếm muộn cần có cái nhìn tổng quan, thấu hiểu từ bệnh lý của người vợ, người chồng và cả tạo điều kiện tối ưu cho sự phát triển của phôi.

ThS.BS Giang Huỳnh Như: Từ tò mò cách nuôi cấy phôi đến nữ chuyên gia tiên phong xây lab ISO 5 cho ngành hiếm muộn Việt Nam - Ảnh 7.

8 năm mong con, 2 lần thực hiện thụ tinh ống nghiệm (IVF), 3 lần chuyển phôi thất bại, ở tuổi 42, lần đầu tiên chị Quách Lợi Châu được làm mẹ. "Mang ơn bác sĩ Giang Huỳnh Như đã tận tình điều trị khi vợ chồng tôi tuyệt vọng nhất", chị nói.

Tại IVF Tâm Anh TP.HCM, các kỹ thuật viên không cần thực hiện thao tác thủ công mang phôi ra bên ngoài để quan sát mà phôi được nuôi cấy, phát triển trong hệ thống tủ time-lapse tích hợp camera ghi nhận toàn bộ quá trình phát triển, phân chia tế bào của phôi. Phần mềm trí tuệ nhân tạo AI là "cánh tay đắc lực" giúp chuyên viên có cơ sở đánh giá chất lượng phôi, cũng như tiên lượng khả năng đậu thai.

"Nếu nội mạc tử cung xấu, bác sĩ có thể làm đẹp. Bệnh nhân không có tinh trùng, có thể mổ tìm tinh trùng. Nhưng chuyên viên Lab tạo phôi loại 1, khi rã cũng là phôi loại 1, không thay đổi chất lượng. Đó là lý do Tâm Anh thực hiện chiến lược tập trung vào Lab. Mô hình ‘Lab trong Lab’ phù hợp với điều kiện thực tiễn tại Việt Nam, đáp ứng chuỗi mắt xích IVF tính đến thời điểm này", bác sĩ Như chia sẻ.

Bác sĩ Như nói thêm "Chúng tôi có thể tự hào về tỷ lệ thành công sau chuyển phôi đạt 100% với phôi ngày 5, nuôi trong máy nuôi phôi timelapse, AI và sinh thiết đánh giá di truyền ở người mẹ dưới 30 tuổi, không có bất thường tử cung hay gen di truyền. Thành công được tính trên tỷ lệ em bé sinh ra khỏe mạnh, bế về nhà chứ không chỉ là có thai.

ThS.BS Giang Huỳnh Như: Từ tò mò cách nuôi cấy phôi đến nữ chuyên gia tiên phong xây lab ISO 5 cho ngành hiếm muộn Việt Nam - Ảnh 8.

Điều trị hiếm muộn thành công được tính trên tỷ lệ em bé sinh ra khỏe mạnh, bế về nhà, chứ không chỉ là có thai

Điều đặc biệt, ý nghĩa sự ưu việt trong quá trình nuôi và lựa chọn phôi của Lab còn giúp chúng tôi tự tin chuyển một phôi duy nhất trong mỗi lần chuyển, giảm tối đa nguy cơ đa thai, ngăn ngừa nguy cơ phải giảm thai, giảm nguy cơ sinh non, bệnh lý truyền máu song thai và nhiều biến chứng thai kỳ nguy hiểm khác. Hiện tại, trên 80% ca bệnh tại Tâm Anh chỉ chuyển một phôi mà vẫn đạt tỷ lệ thành công cao.

ThS.BS Giang Huỳnh Như: Từ tò mò cách nuôi cấy phôi đến nữ chuyên gia tiên phong xây lab ISO 5 cho ngành hiếm muộn Việt Nam - Ảnh 9.

Với 80% là ca bệnh khó, vô sinh lâu năm, lớn tuổi, dự trữ buồng trứng kém (AMH thấp), thất bại chuyển phôi nhiều lần… lab phôi học hiện đại cùng những kỹ thuật mới đang được triển khai có ý nghĩa lớn lao đối với đội ngũ nhân viên và bệnh nhân của IVF Tâm Anh TP.HCM khi tỷ lệ thành công của chúng tôi ngày càng cao, lên đến gần 70% trung bình, thậm chí 80% ở nhóm bệnh nhân trẻ tuổi".

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM

Hành trình thiết kế Linh Vật Rắn Tết Ất Tỵ 2025: Những chia sẻ từ góc nhìn chuyên môn

Linh vật Rắn vốn là một biểu tượng đặc biệt trong 12 con giáp của văn hóa Việt Nam. Việc thể hiện được nét đẹp vừa chuẩn mực, vừa thân thiện của hình tượng linh vật kết hợp với sự rực rỡ sắc xuân của đất trời, là một thử thách vô cùng lớn đối với những đơn vị sáng tạo nghệ thuật trong mùa tết Nguyên Đán 2025.