Đại dịch Covid-19 đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Theo số liệu của Bộ LĐTBXH, số lao động đang làm việc quý I/2021 giảm hơn 680 nghìn so với năm trước. Tỷ lệ thiếu việc làm tăng từ gần 590 ngàn (1,22%) lên hơn 970 ngàn (2,03%). Hàng chục nghìn doanh nghiệp phải đóng cửa, dừng hoạt động và đứng trước nguy cơ phá sản. Những doanh nghiệp khác thì hoạt động cầm chừng, cắt giảm giờ làm, giảm thiểu nhân sự và bất động để bảo tồn nguồn lực trước cơn bão mang tên Covid-19.
Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) dự báo FDI toàn cầu sẽ giảm khoảng 40% so với năm 2019 và tiếp tục giảm từ 5 - 10% trong năm 2021. Ba nền kinh tế lớn nhất thế giới EU, Mỹ và Trung Quốc EU dự báo giảm từ -5,9% đến -7,5%. Theo thống kê, có tới 85,7% số doanh nghiệp bị tác động bởi dịch Covid-19. Sức tàn phá khủng khiếp của cơn bão này khiến cho cả thế giới phải điêu đứng và chứng kiến nền kinh tế thế giới sụt giảm nghiêm trọng.
Là một trong những lĩnh vực chịu ảnh hưởng của Covid-19, lĩnh vực thời trang trong nước và thế giới cũng chứng kiến nhiều sự thay đổi. Tại Anh, chỉ số dệt may theo Chỉ số Thị Trường đã giảm 7%, ngành công nghiệp thời trang toàn cầu (may mặc và giày dép) dự báo sẽ đánh mất khoảng 27 - 30% doanh thu trong năm 2020 - 2021. Doanh số bán hàng của các ông lớn như Dior cũng bị thu hẹp đáng kể. Zara, HM đều phải đóng cửa một số cửa hàng để bảo toàn lực lượng trước đại dịch.
Thế nhưng, trong cơn bão lớn ấy vẫn thấp thoáng những con thuyền lội sóng ngược gió. Đó là những doanh nghiệp đi lên từ trong đại dịch và có bước phát triển mạnh mẽ. Bằng cách thay đổi mô hình kinh doanh, tìm cách bắt nhịp với sự thay đổi trong tâm lý tiêu dùng để trụ vững trước cơn bão. Nằm trong 10% doanh nghiệp không chịu tác động bởi Covid-19 và tìm cách vượt qua đại dịch, Ann Sara là một trong những thương hiệu thời trang tiên phong có bước tiến mới ngay cả khi đại dịch Covid-10 vẫn đang hoành hành.
Nhìn lại bài học từ các "ông lớn" và những thương hiệu trên thị trường, Ann Sara nhận thức được cần có sự thay đổi để thích ứng với thói quen tiêu dùng của khách hàng hiện tại. Nắm bắt được thời điểm dịch bệnh khiến cho nhu cầu đi chơi, đi du lịch của khách hàng giảm, Ann Sara đã chuyển đổi mô hình và tập trung vào dòng sản phẩm đồ cơ bản. Các sản phẩm như váy, áo sơ mi và đồ đi làm đã đáp ứng được thị hiếu của khách hàng thời điểm đại dịch.
Ngoài ra, Ann Sara cũng tối ưu các chi phí sản xuất, marketing để đem đến các sản phẩm với mức giá hấp dẫn, tối ưu giá bán các sản phẩm trước khi đến tay khách hàng.
Không co cụm trước sức bão mà chủ động đón đầu là mục tiêu mà Ann Sara hướng tới. Nếu như nhiều thương hiệu chọn lựa phương án an toàn bằng cách "cố thủ" tại sân nhà, không nhập thêm nhiều hàng thì Ann Sara lại có bước đi ngược lại. Nắm rõ tâm lý khách hàng yêu thời trang luôn cần sự thay đổi dù trong thời điểm nào, Ann Sara đã đẩy nhanh tốc độ ra mẫu sản phẩm mới từ 7 ngày xuống còn 3 ngày để liên tục đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Ngoài ra, chính sách giao hàng nhanh chóng giúp tiết kiệm thời gian và đem các sản phẩm tới tận tay các khách hàng ở xa cũng đã giúp Ann Sara chiếm được cảm tình của đông đảo khách hàng. Với các khách hàng ở nội thành Hà Nội sẽ có thể nhận hàng ngay trong ngày chỉ với một cú click chuột. Các khách hàng ở TP. Hồ Chí Minh là hai ngày và các tỉnh thành là từ 2 - 4 ngày. Bên cạnh đó, Ann Sara cũng chú trọng đến việc mang đến những trải nghiệm mua sắm tích cực cho khách hàng trong mùa dịch và có chính sách tư vấn, chăm sóc khách hàng cực kỳ tận tình. Nắm chắc phương hướng và chủ động đón đầu những khó khăn do Covid-19 đem đến, Ann Sara đã vươn mình, trở thành một trong những thương hiệu dẫn đầu đường đua thời trang.
Luôn đổi mới, sáng tạo và tập trung vào khách hàng là tôn chỉ hoạt động mà Ann Sara hướng tới. Đó cũng chính là kim chỉ nam giúp doanh nghiệp phát triển ổn định và dự báo tiến xa hơn trong tương lai.