Trong các bộ phim truyền hình, điện ảnh cổ trang Trung Quốc, chúng ta thường thấy hình ảnh các nữ phạm nhân khi lên pháp trường đều quần áo chỉnh tề, trang điểm gọn gàng, biểu cảm ung dung đối mặt với cái chết.
Nhưng thực tế trong lịch sử, các nữ phạm nhân mà bị phán tội chết đa phần đều là tóc tai bù xù, bẩn thỉu, thậm chí trước khi bị chém đầu còn buộc phải cởi bỏ áo trên người để tiện cho việc hành hình.
Liên quan đến quy định này, thì dù nữ phạm nhân trước đó có thân phận gì đi nữa, cho dù là Hoàng thân quốc thích, thì khi đã bị định tội chết thì đều phải tuân theo.
Chính vì thế trong lịch sử rất nhiều nữ phạm nhân khi biết mình bị phán tội chết đều sẽ lựa chọn tự sát để tránh bị làm nhục.
Ví dụ như Triệu Hợp Đức – em gái của Triệu Phi Yến, hay Thái Bình Công chúa – cô của vua Đường Huyền Tông thời Đường, họ đều biết bản thân không thể chống lại luật lệ cho nên đã tự sát tại nhà trước khi chịu hành hình.
Nhưng cũng có những nữ phạm nhân phạm phải tội chém đầu lại không chọn cách tự sát như Thượng quan Uyển Nhi, phạm phải tội chết nhưng không tự sát, phải cởi áo chịu hành hình, hay một vị công chúa thời nhà Thanh, đắc tội với Hoàng Thái Cực, bị ông hạ lệnh bắt cởi áo lăng trì đến chết.
Hình ảnh nhân vật Thượng Quan UYển Nhi trên phim. Ảnh minh họa.
Vậy tại sao trước khi bị chém đầu, nữ phạm nhân lại phải cởi áo ngoài? Theo các tài liệu lịch sử thì việc này xuất phát từ các nguyên nhân sau:
NGUYÊN NHÂN THỨ NHẤT: DO VIỆC NÀY ĐÃ ĐƯỢC QUY ĐỊNH RÕ RÀNG TRONG PHÁP LUẬT
Đầu tiên, việc phạm nhân phải cởi áo trước khi nhận hành quyết, điều này đã được quy định rõ ràng trong các văn bản pháp luật phong kiến, thực tế là không chỉ nữ phạm nhân phải cởi mà cả nam phạm nhân cũng thế, trước khi nhận hành hình dù là ai thì cũng đều phải cởi áo trên người.
Thời Bắc Ngụy, Hiếu Văn Đế đã từng bãi bỏ chế độ này, ông hạ lệnh nam nữ phạm phải tội tử hình đều có thể mặc áo nhận hành quyết.
Song, đến khi Hiếu Văn Đế qua đời, chế độ này lại được khôi phục trở lại, bởi vì con người ta chung quy lại vẫn là tôn trọng tuân thủ các quy định cũ do tổ tiên đã đặt ra.
NGUYÊN NHÂN THỨ HAI: VÌ ĐỂ THUẬN TIỆN CHO VIỆC HÀNH HÌNH ĐỒNG THỜI KIỂM CHỨNG THÂN PHẬN
Để đảm nhiệm trách nhiệm của một đao phủ không phải chuyện dễ dàng bởi vì dù rằng nói là giết người phạm tội song đây vẫn là công việc tổn hại công đức.
Cho nên cần có quy định rằng phạm nhân phải cởi áo để tiện cho việc đao phủ "một đao lấy mạng người".
Nếu như phạm nhân mặc quần áo sẽ ảnh hưởng đến đao phủ, khiến đao phủ không thể "một đao dứt khoát", việc này không chỉ cực kỳ tàn nhẫn mà còn khiến phạm nhân chịu thêm nhiều dày vò, đau đớn.
Ảnh minh họa các nữ phạm nhân thời phong kiến.
Mục đích quan trọng nữa đó là để xác minh thân phận, để tránh việc người nhà phạm nhân mua chuộc ngục tốt, dùng kế "ly miêu tráo Thái tử", đổi trắng thay đen, cứu phạm nhân ra ngoài, khiến cho người thay thế chết thay còn kẻ phạm tội thật sự lại tự do ngoài vòng pháp luật.
NGUYÊN NHÂN THỨ BA LÀ ĐỂ GIẾT GÀ DỌA KHỈ
Phạm nhân sau khi bị phán định tội tử hình, sẽ bị đưa đến pháp trường nhận hành hình.
Trước khi hành hình, phạm nhân sẽ bị bắt cởi áo, sau đó quỳ trước pháp trường nhận hình phạt, dân chúng sẽ vây quanh pháp trường đứng xem hành quyết.
Dân chúng chứng kiến kết cục bi thảm của phạm nhân, sẽ không có gan dám làm chuyện phạm pháp nữa, mỗi lần trước khi định phạm tội sẽ tự nghĩ tới hình ảnh thảm khốc của người bị hành hình, từ đó sẽ khiến bọn họ sợ hãi mà nhụt chí.
Những người từng xem qua cảnh hành hình, nếu không phải là kẻ ăn gan hùm mật gấu, hoặc là kẻ đã không còn gì để mất thì chắc chắn sẽ chẳng có gan làm chuyện phạm pháp.
NGUYÊN NHÂN THỨ TƯ LÀ BỞI VÌ ĐÂY LÀ CÁCH THỨC ĐỂ SỈ NHỤC PHẠM NHÂN NỮ
Thời cổ đại có nhiều quan niệm cổ hủ, hà khắc. Luật pháp quy định, nữ phạm nhân trước khi chém đầu thì phải cởi bỏ áo, nhưng nếu gặp phải những tên quan viên chấp pháp cặn bã, xấu xa thì sẽ bắt nữ phạm nhân phải cởi bỏ tất cả quần áo trên người. Họ làm vậy là để sỉ nhục phạm nhân.
Ảnh minh họa một nữ phạm nhân thời phong kiến bị sỉ nhục.
Đây là sự trừng phạt trên tinh thần với các nữ phạm nhân, lấy danh nghĩa lễ nghi và luật pháp để sỉ nhục họ, khiến họ phải nhận hình phạt trong sự nhục nhã. Kiểu trừng phạt khuất nhục này còn tàn nhẫn, tồi tệ hơn cả hình phạt lấy đi mạng sống của họ.
Chẳng cần nói đến thời cổ đại quan niệm phong kiến, phụ nữ có tư tưởng bảo thủ, kín kẽ, mà cho dù trong xã hội hiện đại, cởi mở ngày nay, chỉ cần là người đầu óc không có vấn đề, họ sẽ cảm thấy bị làm nhục và nảy sinh suy nghĩ muốn chết nếu có người bắt phụ nữ phải cởi bỏ quần áo trước mặt nhiều người.
Bởi vậy mới nói, những quan niệm cổ hủ, xấu xa này chính là ung nhọt của xã hội cũ.
NGUYÊN NHÂN CUỐI CÙNG LÀ BỞI VÌ, TRONG XÃ HỘI CŨ TRỌNG NAM KHINH NỮ, DÙ NAM NỮ CÙNG PHẠM MỘT TỘI NHƯNG NGƯỜI NỮ VẪN PHẢI CHỊU HÌNH PHẠT NẶNG HƠN
Hẳn bạn đọc đều đã biết, xã hội cổ đại là xã hội nam tôn nữ ti, trọng nam khinh nữ là quan niệm hủ bại kéo dài suốt mấy nghìn năm lịch sử, khiến cho địa vị của người phụ nữ trong xã hội luôn thua kém hơn nhiều so với đàn ông.
Cũng chính bởi quan niệm đó, cho nên trong xã hội phong kiến ấy, dù nam nữ cùng phạm chung một tội, nếu người đàn ông bị phạt lưu đày thì người phụ nữ lại bị phán tử hình.
Những quan niệm, hủ tục của xã hội cũ thì nhiều vô kể.
Trong xã hội ấy, địa vị của con người cũng khác nhau, những người thuộc tầng lớp quý tộc là chủ, địa vị cao quý, còn tầng lớp dân thường thì giống như những con dê mặc người xâu xé, hoàn toàn không có được quyền con người.
Nếu so với thời cổ đại, cuộc sống hạnh phúc hiện tại của chúng ta quả thực là không dễ dàng mà có được!