Thời xưa tỷ lệ mù chữ ngày càng cao, nhiều người không thể tự viết tên của chính mình nên dùng chữ ký để định danh là điều không thể. Ban đầu, người ta sử dụng hình vẽ làm công cụ định dạng danh tính, mọi người sẽ được yêu cầu vẽ hình tròn hay chữ thập.
Sau này, người ta nhận ra mọi người đều vẽ chữ thập và hình tròn giống nhau nên không thể phân biệt và xác định được hình vẽ này là do ai vẽ. Vì vậy, để tránh trường hợp không phân biệt được, người xưa đã sử dụng dấu vân tay - một đặc điểm cố hữu của con người - để nhận dạng danh tính.
Hình vẽ được dùng để định danh (Nguồn: Kknews)
Làm sao để nhận diện dấu vân tay?
Khi chưa có công nghệ hiện đại, dấu vân tay chỉ được nhận biết đơn giản bằng mắt thường. Tương truyền rằng thời đó chính phủ có đội ngũ kỹ thuật chuyên nhận dạng dấu vân tay khá thuần thục.
Tuy nhiên, do các đường vân tay quá mịn, khó phân biệt nên người xưa đã ghi lại các đặc điểm của vân tay, điểm trung tâm hoặc điểm phân đôi và sử dụng những điểm khác biệt này để nhận biết đâu là dấu vân tay của tội phạm.
Tuy rằng kỹ thuật này còn thô sơ, nhưng xét từ kết quả giám định thì đây vẫn là phương pháp cho kết quả chính xác nhất.
Vào thời nhà Tần hơn 2000 năm trước, Trung Quốc đã sử dụng dấu vân tay để phá án. Trong nhiều di vật bằng giấy được khai quật vào thời nhà Đường có dấu tay hoặc dấu tay trên các giấy tờ đất đai và di chúc.
Trước khi điểm chỉ, người xưa thường chuẩn bị một loại chu sa đặc biệt. Chỉ cần loại chu sa này được hong khô thì vết tích dù trải qua hàng nghìn năm cũng khó có thể biến mất.
Kỹ thuật nhận dạng dấu vân tay thô sơ của người xưa (Nguồn: Kknews)
Quân đội Trung Quốc từ xa xưa có "Ki đấu thư" – quyển sách không chỉ có tên, tuổi, địa chỉ nhà của mọi người mà còn có cả dấu vân tay của họ dưới các mục tương ứng.
Khi cần có tù nhân vượt ngục, quan phủ sẽ tìm dấu vân tay của hắn, in vào lệnh truy nã rồi phân phát đi nhiều vùng khác nhau. Bằng cách này, tù nhân dù trốn đi đâu, chỉ cần để lại dấu vân tay là có thể bị bắt ngay lập tức.
Sang đến triều đại nhà Tống, học giả Tống Từ đã thực sự biến dấu vân tay thành một công nghệ nhận dạng. "Tẩy oan tập lục" của ông đã đúc kết kinh nghiệm của những người đi trước và chính thức đề xuất nhận dạng vân tay như một phương pháp nhận dạng con người. Ông được coi như là người đã khai sinh ra lĩnh vực pháp y Trung Quốc.
Bài viết tham khảo từ Kknews
#HỎI NHANH ĐÁP GỌN