Thiếu gia từ chối kế thừa cơ nghiệp gia đình, tự tạo công ty hơn 2 tỷ USD, mua lại chính công ty của cha: Nỗ lực và không ngại thất bại!

Lưu Ly | 18-05-2022 - 10:45 AM

(Tổ Quốc) - Từ chối kế thừa công việc kinh doanh của gia đình, bỏ qua lời mời làm việc của hãng xe Ford, thiếu gia trẻ tự kiếm 15 tỷ, mua toàn bộ công ty của cha để trở thành người trẻ tuổi giàu nhất ngành giáo dục Trung Quốc. Người thành công luôn có lối đi riêng!

Trong danh sách doanh nhân giàu có của Hurun Education năm 2019, ngoài sự góp mặt của các lão làng trong ngành giáo dục Trung Quốc, chỉ có duy nhất một người thuộc thế hệ 85 trong danh sách. Anh là Bành Quốc Viễn, người sáng lập Heart Mileage Group. Anh đã dành 10 năm để xây dựng bản thân trở thành tỷ phú với 19 tỷ NDT và thành công lọt vào "Danh sách người giàu tự lập toàn cầu năm 2022" khi chỉ mới 33 tuổi.

Thiếu gia từ chối kế thừa cơ nghiệp gia đình, tự tạo công ty hơn 2 tỷ USD, mua lại chính công ty của cha: Nỗ lực và không ngại thất bại! - Ảnh 1.

Thiếu gia nhà giàu bộc lộ tài năng kinh doanh

Bành Quốc Viễn đến từ Lục Hà, thành phố Sơn Vĩ, Quảng Đông. Cha anh vốn là một giáo viên, sau này tự khởi nghiệp và trở thành một triệu phú. Anh cũng vì vậy mà trở thành một phú nhị đại. Nhờ điều kiện gia đình, ngay sau khi tốt nghiệp cấp 3, Bành Quốc Viễn được đi du học tại đại học Cambridge, Anh.

Mặc dù gia đình giàu có nhưng Bành Quốc Viễn chi tiêu rất tiết kiệm. Chàng trai trẻ chăm chỉ đi làm thêm trong thời gian du học tại xứ người. Những ngày đầu làm nhân viên tại đại lý bán xe Ford , Bành Quốc Viễn mất một tháng để bán được chiếc ô tô đầu tiên, bắt đầu từ việc phát tờ rơi, sau đó là đàm phán với khách hàng... Sau 3 năm, anh trở thành giám đốc bán hàng.

Thiếu gia từ chối kế thừa cơ nghiệp gia đình, tự tạo công ty hơn 2 tỷ USD, mua lại chính công ty của cha: Nỗ lực và không ngại thất bại! - Ảnh 2.

Từ khi chưa tốt nghiệp đại học, công ty đã sắp xếp nhà và xe cho Bành Quốc Viễn, hy vọng sau khi tốt nghiệp anh sẽ tiếp tục ở lại công ty. Nhưng Bành Quốc Viễn kiên quyết từ chối và trở về Trung Quốc.

Trong suy nghĩ của người khác, Bành Quốc Viễn nên tham gia vào công việc kinh doanh của gia đình và chuẩn bị cho sự kế thừa sự nghiệp của cha trong tương lai. Nhưng Bành Quốc Viễn có lý tưởng của riêng mình, anh không hứng thú với ngành công nghiệp truyền thống của gia đình.

Tinh tường trong việc lựa chọn hướng kinh doanh

Từ chối tiếp bước sự nghiệp của cha, Bành Quốc Viễn đã mang 250.000 NDT tự kiếm được khi du học ở Anh đến Thượng Hải khởi nghiệp. Anh cùng một vài người bạn để đăng ký công ty lấy tên là Công ty TNHH thương mại Việt Việt Thượng Hải, kinh doanh thiết bị định vị GPS - một sản phẩm khá mới lạ ở thị trường Trung Quốc thời điểm đó.

Thiếu gia từ chối kế thừa cơ nghiệp gia đình, tự tạo công ty hơn 2 tỷ USD, mua lại chính công ty của cha: Nỗ lực và không ngại thất bại! - Ảnh 3.

Với kinh nghiệm tích lũy được trong ngành ô tô, Bành Quốc Viễn đã thành công đưa sản phẩm công ty thâm nhập vào các đại lý ô tô 4S lớn và thu được lợi nhuận khổng lồ. Nhưng khi sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng lớn, lợi nhuận của thiết bị GPS ngày càng giảm, Bành Quốc Viễn bắt đầu chuyển hướng kinh doanh của mình sang một ngành mới nổi khác.

Năm 2009, Bành Quốc Viễn chuyển hướng kinh doanh, trở thành một nhà sản xuất máy tính bảng, netbook. Sau một năm, công ty đạt doanh thu vài tỷ nhân dân tệ. Cùng với sự phát triển của ngành thiết bị điện tử, số lượng doanh nghiệp cũng ngày càng tăng, mẫu mã, chất lượng sản phẩm đa dạng, thị trường cạnh tranh giá gay gắt, lợi nhuận ngày càng thấp.

Lúc này, cha của Bành Quốc Viễn yêu cầu con trai quay trở lại công việc kinh doanh của gia đình nhưng anh không đồng ý. Hai người còn xảy ra mâu thuẫn vì chuyện này, người cha cho rằng con trai nhất định sẽ hối hận vì sự cố chấp này.

Nhận thức nhạy cảm về thị trường và hồi sinh doanh nghiệp

Thấy thị trường phần cứng điện tử “báo động đỏ”, Bành Quốc Viễn một lần nữa tìm cách bứt phá. Tình cờ, trong một lần làm việc tại công ty giáo dục, anh nhận thấy rằng phần mềm hệ thống giáo dục rất có tiềm năng. Anh nảy ra ý tưởng kết hợp lợi thế sản xuất phần cứng của mình với Internet.

Thông qua việc tích hợp phần mềm và phần cứng, một phần mềm thông tin hóa giáo dục toàn diện cuối cùng đã được ra mắt và nhanh chóng tạo được tiếng vang trong ngành giáo dục. Năm 2013, Bành Quốc Viễn thành lập Heart Mileage Group, cũng chính trong năm này, anh mua lại công ty của cha mình và mời cha về làm CEO của Heart Mileage Group. Anh cũng thành công chứng minh năng lực của bản thân với cha mình.

Thiếu gia từ chối kế thừa cơ nghiệp gia đình, tự tạo công ty hơn 2 tỷ USD, mua lại chính công ty của cha: Nỗ lực và không ngại thất bại! - Ảnh 4.

Hổ phụ sinh hổ tử là có thật!

Dưới sự điều hành của hai cha con, Heart Mileage Group hiện đã phát triển thành một tập đoàn công nghệ đa dạng với ngành thông tin điện tử làm đầu tàu. Bên cạnh đó còn có 4 công ty con và 52 công ty cổ phần trong các ngành kỹ thuật số điện tử, giáo dục thông tin hóa Internet di động… Năm 2019, Heart Mileage Group xếp thứ 342 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân hàng đầu Trung Quốc.

Trong "Danh sách giới trẻ khởi nghiệp của tạp chí Hurun toàn cầu năm 2020", Bành Quốc Viễn đứng ở vị trí thứ 24 với khối tài sản 15 tỷ NDT (khoảng 2,2 tỷ USD). Tuy còn trẻ nhưng Bành Quốc Viễn đã giành được nhiều danh hiệu trong giới và được đánh giá là một trong top 10 nhân vật đại biểu kinh tế giáo dục Quảng Đông, doanh nhân trẻ xuất sắc toàn quốc và Nhân vật kinh tế Trung Quốc năm 2019. Ngoài ra, Bành Quốc Viễn luôn quan tâm đến hoạt động từ thiện và là một gương mặt quen thuộc, xuất hiện thường xuyên trong Danh sách từ thiện Hurun.

Người ta nói “cậu ấm - cô chiêu” đều là những người sinh ra đã ngậm thìa vàng, quen cuộc sống sung sướng. Bành Quốc Viễn hoàn toàn ngược lại, Bành Quốc Viễn dựa vào sự tinh tế trong việc kinh doanh, nỗ lực từ khi còn trẻ và không ngại thất bại để thực hiện ước mơ, gây dựng nên đế chế cho riêng mình.

Theo QQ


CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM