Dầu tăng do cung thắt chặt
Giá dầu tăng trong phiên 31/1 do nguồn cung thiếu hụt và căng thẳng địa chính trị.
Dầu Brent kỳ hạn tháng 3 kết thúc phiên đáo hạn tăng 1,18 USD, tương đương 1,3%, lên 91,21 USD; kỳ hạn tháng 4 cũng tăng 74 US cent, tương đương 0,8%, đạt 89,26 USD/thùng; dầu Brent.
Trong khi đó, dầu Tây Texas (Mỹ) tăng 1,33 USD, tương đương 1,5%, đóng cửa ở mức 88,15 USD/thùng. Những mức giá này đều gần sát mức cao nhất kể từ 2014.
Tính chung trong tháng 1, giá dầu WTI đã tăng 18%, trong khi dầu Brent tăng 17%, mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 2/2021.
Các nhà phân tích và các thương gia đều dự đoán OPEC (tổ chức gồm Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và các đồng minh do Nga dẫn đầu) sẽ giữ nguyên chính sách tăng dần sản lượng khi nhóm họp vào thứ Tư (3/2). Nhóm này hàng đã tăng sản lượng thêm 400.000 thùng/ngày mỗi tháng kể từ tháng 8/2021. Tuy nhiên, gần đây, OPEC đã không đạt mục tiêu tăng sản lượng do một số thành viên của nhóm chật vật với tình trạng công suất bị hạn chế.
Vàng tăng
Giá vàng tăng trong phiên vừa qua, song tính chung cả tháng 1 đã giảm nhiều nhất kể từ tháng 9 năm ngoái do dự báo Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sắp tăng lãi suất.
Giá vàng giao ngay phiên này tăng 0,4% lên 1.797,79 USD/ounce, nhưng tính chung cả tháng giảm 1,7%; vàng kỳ hạn tháng 4/2022 tăng 0,6% lên 1.796,40 USD.
Ông Bob Haberkorn, chiến lược gia thị trường cấp cao tại RJO Futures, cho biết: "Đồng USD đã tăng so với các đồng tiền khác do kỳ vọng Fed tăng lãi suất trong khi các ngân hàng trung ương khác vẫn chưa thực sự bắt đầu một động thái tương tự đã tạo ra vấn đề đối với vàng".
Chỉ số Dollar index tháng 1 đã tăng, khiến cho vàng thỏi tính theo USD trở nên đắt đỏ hơn đối với những người nắm giữ các loại tiền tệ khác.
Đồng tăng
Giá đồng tăng trong phiên 31/1 do đồng USD giảm, nhưng khối lượng giao dịch không nhiều do thị trường tiêu thụ kim loại hàng đầu thế giới – Trung Quốc – đống cửa nghỉ Tết một tuần.
Hợp đồng giao dịch đồng kỳ hạn giao sau 3 tháng trên sàn London tăng 0,3% lên 9.536 USD/tấn. Đồng USD yếu đi trong khi thị trường chứng khoán tăng điểm thúc đẩy nhà đầu tư có nhu cầu đối với các tài sản rủi ro cao.
Tuy nhiên, tính chung cả tháng 1, giá đồng giảm mạnh nhất kể từ tháng 9 năm ngoái do thị trường chuẩn bị tinh thần cho việc Fed nâng lãi suất.
Nhà phân tích hàng hóa Daniel Briesemann của Commerzbank cho biết: "Giao dịch sẽ tương đối trầm lắng trong suốt cả tuần do Tết Nguyên đán.
Lúa mì giảm
Giá lúa mì Mỹ kỳ hạn tương lai giảm hơn 3% xuống mức thấp nhất trong gần hai tuần do dự báo các khu vực trồng lúa mì ở đồng bằng nước Mỹ sẽ có mưa và xung đột có thể xảy ra giữa Nga và Ukraine.
Giá ngô theo chân lúa mì, giảm khỏi mức cao lúc đầu phiên. Riêng đậu tương phiên này tăng giá lên mức cao nhất trong vòng 7 tháng bởi dự đoán hạn hán ở Nam Mỹ có thể khiến nhu cầu trên thế giới chuyển hướng sang đậu tương Mỹ.
Giá lúa mì kỳ hạn tháng 3 trên sàn Chicago giảm 25 US cent xuống 7,61-1/4 USD/bushel; ngô giao cùng kỳ hạn giảm 10 cent xuống 6,26 USD/bushel, trong khi đậu tương tăng 20-1/2 cent lên 14,90-1/2 USD/bushel vào lúc đóng cửa, trong phiên có lúc giá đạt mức cao nhất kể từ ngày 14/6.
Đường hồi phục nhẹ
Giá đường tăng nhẹ khỏi mức thấp nhất 3 tuần và kết thúc chuỗi 7 phiên giảm liên tiếp.
Theo đó, đường thô kỳ hạn tháng 3 tăng 0,02 cent hay 0,1%, lên 18,22 US cent/lb.
Giao dịch đường gần đây thưa thớt và mưa lớn ở Brazil cuối tuần qua giúp cải thiện triển vọng sản lượng đường nước này là những yếu tô gây áp lực lên giá đường trong thời gian qua.
Giá đường trắng giao tháng 3 phiên này cũng giảm 2,70 USD, tương đương 0,5% xuống 492,50 USD/tấn.
Cà phê robusa thấp nhất 3 tháng
Giá cà phê robusta kỳ hạn tháng 3 giảm 18 USD, tương đương 0,8% xuống 2.175 USD/tấn vào lúc kết thúc phiên, sau khi có thời điểm chạm mức thấp nhất trong ba tháng, là 2.161 USD.
Các đại lý cho biết đà tăng xuất khẩu từ nhà sản xuất robusta hàng đầu thế giới, Việt Nam, đã làm giảm bớt lo ngại về tình trạng khan hiếm nguồn cung trong ngắn hạn và giúp thị trường hạ nhiệt.
Giá cà phê arabica phiên này cũng giảm 0,8%, tương đương 0,3%, xuống 2,351 USD/lb.
Bông tăng 3% lên cao nhất hơn một thập kỷ
Giá bông Mỹ tăng gần 3% trong phiên vừa qua lên mức cao nhất kể từ tháng 7 năm 2011 do các nhà máy hoạt động ổn định và triển vọng nhu cầu sợi tự nhiên sẽ tăng mạnh. Đồng USD yếu đi cũng hỗ trợ giá bông tăng.
Bông kỳ hạn tháng 3 trên sàn New York tăng 3,49 cent, tương đương 2,8%, lên 127,25 cent/lb. Tính chung trong tháng 1, giá bông tăng gần 13%, nhiều nhất kể từ tháng Chín.
Cao su đạt đỉnh 1 tuần
Giá cao su trên thị trường Nhật Bản đạt mức cao nhất một tuần do kỳ vọng giá dầu tăng sẽ khuyến khích việc chuyển từ cao su tổng hợp sang cao su thiên nhiên. Thị trường chứng khoán Tokyo tăng cũng góp phần đẩy giá cao su đi lên.
Theo đó, cao su kỳ hạn tháng 7 trên sàn Osaka tăng 5,4 yên, tương đương 2,3%, lên 244,8 yên (2,1 USD)/kg, cao nhất kể từ ngày 21 tháng 1. Tính chung trong tháng 1, giá cao su tăng 2,9%, đảo chiều mức giảm trong tháng liền trước đó.
Giá một số mặt hàng chủ chốt sáng 1/2