Theo chân Grab trồng rừng ngập mặn tại Sóc Trăng

ĐS | 18-06-2022 - 07:27 AM

(Tổ Quốc) - Ngày 9/6 vừa qua, các tình nguyện viên Grabber đã có trải nghiệm vô cùng đáng nhớ tại Sóc Trăng khi được tận mắt nhìn thấy những cây mấm, cây bần con vươn mình trong nắng gió.

Sau một năm tạm chững lại vì dịch bệnh, chuyến đi trồng rừng của các Grabber (nhân viên Grab) đồng hành cùng dự án "Trồng rừng vững đất" tiếp tục lăn bánh. Xuất phát từ khi trời còn tờ mờ sáng, vượt quãng đường gần 200km, 15 tình nguyện viên Grabber đã đặt chân đến thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng. Tại điểm tập kết, các Grabber được nghe hướng dẫn về quy trình trồng rừng từ các bước đào hố, bóc bầu, đến đặt cây, cột dây giữ cọc. Từ đường lớn đi đến bãi bồi sẽ phải lần lượt đi qua 1.5km sét cứng, sét mềm, bùn mềm, bùn chặt… Dẫu đường xa thấm mệt, cộng thêm cái nắng chói chang của miền Tây sông nước, ai nấy vẫn toát vẻ hào hứng, phấn khởi.

Mệt ít, vui nhiều và những lần đầu tiên

Theo chân Grab trồng rừng ngập mặn tại Sóc Trăng - Ảnh 1.

Nhân viên Grab cùng nhau di chuyển ra bãi bồi giữa trưa nắng gắt để bắt đầu trồng cây. Anh Nguyễn Minh Hùng, một trong những Grabber chia sẻ: "Đây là chuyến đi trồng rừng đầu tiên của mình. Có thể nói chuyến đi này vượt xa mong đợi vì hoạt động trồng rừng mệt hơn mình tưởng tượng rất nhiều. Điều mình cảm thấy khó khăn nhất là quãng đường di chuyển từ điểm tập kết đến bãi trồng hơn 1.5km đất sét và bùn. Địa hình khá trơn trượt và có những đoạn lội qua bùn mềm, rất mất sức và cộng thêm thời tiết khá nắng gắt."

Theo chân Grab trồng rừng ngập mặn tại Sóc Trăng - Ảnh 2.

"Nhưng mình được biết hằng ngày đều có những cô chú ở địa phương tham gia trồng rừng, giữ rừng, đối mặt với điều kiện thời tiết khắc nghiệt hơn rất nhiều. Các cô chú phải chăm sóc và vun bón cho từng cây, thậm chí có ngày phải bắt đầu trồng từ 3 giờ sáng cho kịp giờ nước rút thì mới có thể trồng cây được. Điều này giúp cho mình có thêm động lực để cố gắng hoàn thành chuyến đi." - Anh Minh Hùng chia sẻ thêm.

Theo chân Grab trồng rừng ngập mặn tại Sóc Trăng - Ảnh 3.

Đến khoảng 15h chiều, đợi nước rút dần, 15 nhân viên Grab cùng bà con nông dân địa phương và đại diện chương trình Hạnh Phúc xanh thay phiên nhau bóc bầu và đặt cây con vào các vị trí hố đã đào sẵn trước đó. Các nhân viên trong màu áo Grab xanh với gương mặt lấm tấm mồ hôi, nhưng tràn đầy phấn khởi.

Theo chân Grab trồng rừng ngập mặn tại Sóc Trăng - Ảnh 4.

Chú Kim Nạng, người dân tại xã Vĩnh Châu, chia sẻ: "Chú thấy dự án này rất ý nghĩa. Nhiều cây được trồng thì có ốc, cá rồi đủ loại thủy hải sản ở trong bãi. Những người dân trong làng có thể bắt đi bán, có thêm thu nhập nuôi con cháu ở trong nhà. Nhờ có rừng nên cũng cản được bớt bão lũ, sóng đánh bao nhiêu tới bãi mình là tan hết không lún nữa."

Sau khi đã cố định cây con vào các vị trí, công đoạn cột dây giữ cọc và cây được tiến hành. Cột dây xong xuôi thì chỉ đợi đến ngày những cây mấm con, bần con khoẻ mạnh bám rễ vào đất và vươn mình lấn biển. "Trong chuyến đi này, được nghe những chia sẻ từ Hạnh Phúc xanh nên cũng hiểu thêm rằng việc trồng cây tại vùng đất ngập mặn không phải là một điều dễ dàng. Hình ảnh cây mấm vươn lên trước thời tiết khắc nghiệt, giữ đất cho rừng phòng hộ, và tạo sinh kế cho cả người dân tại đây là một bài học vô cùng ý nghĩa mình nhận được qua chuyến đi này." - Chị Lê Ngọc Như Thảo, nhân viên Grab, tâm sự.

Theo chân Grab trồng rừng ngập mặn tại Sóc Trăng - Ảnh 5.

Từng bước đến ngày phủ xanh 10 ha bãi bồi

Những thay đổi lớn lao vốn bắt đầu từ những nỗ lực nhỏ bé. Từ đây rồi sẽ có thêm nhiều, rất nhiều những cây mấm, cây bần được ươm thêm, phủ xanh 10 ha bãi bồi Vĩnh Châu như mục tiêu mà "Trồng rừng vững đất" đã đặt ra trong năm 2022. Anh Trần Vũ Khánh Linh, quản lý chương trình Hạnh Phúc xanh chia sẻ: "Trước khi có rừng ngập mặn thì những con nghêu, sò, cua, cá,.. không vào nhiều khu vực này, vì không có nguồn thức ăn dồi dào.Việc trồng rừng ngập mặn sẽ giúp tạo nguồn thức ăn, bãi đẻ và nơi trú ngụ cho các loài sinh vật biển. Những rừng lâu năm thì sẽ ra quả, từ đó trôi ra ngoài quanh khu này và được giữ lại, tạo nên nguồn thức ăn cho những sinh vật biển. Ngoài ra, quả trong rừng được giữ lại tại bãi và có thể tái sinh tự nhiên."

Với mục tiêu khôi phục lại rừng ngập mặn tại vùng bãi bồi tỉnh Sóc Trăng, chiến dịch "Trồng rừng vững đất" do chương trình Hạnh phúc xanh thuộc Quỹ Sống phát động từ năm 2020 đã nhận được sự ủng hộ và đồng hành của nhiều đơn vị. Chỉ trong vòng 1 tháng, từ ngày 15/5/2020 đến ngày 15/6/2020, chiến dịch "Trồng rừng vững đất" đã nhận được hơn 875 triệu đồng từ cộng đồng và các doanh nghiệp, tổ chức trong nước. Trong đó, Grab không chỉ tích cực tham gia truyền thông gây quỹ thông qua hình thức đổi điểm GrabRewards và chuyển tiền qua ví Moca mà còn trực tiếp đóng góp Quỹ 215 triệu đồng, tương đương 2.388 cây mấm. Nhờ sự chung tay ủng hộ của cá nhân, Grab và các đơn vị khác, chương trình Hạnh phúc xanh đã phủ xanh được 8,5ha bãi bồi tại Vĩnh Châu, Sóc Trăng, đặt mục tiêu đặt ra trong năm 2021.

Năm 2021 khép lại với 37.400 cây mấm được vun trồng tại Vĩnh Châu, Sóc Trăng. Sau hơn 1 năm trồng và chăm sóc, những cây mấm con đang phát triển xanh tốt, vượt gió mưa, bão táp để kiên cường lấn biển. Năm 2022, hành trình của "Trồng rừng vững đất" lại bắt đầu. Mỗi cây mấm, cây bần được gieo còn mang theo sự san sẻ và niềm hi vọng của cả cộng đồng về một cuộc sống an toàn và đảm bảo hơn cho bà con ĐBSCL.

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM