Thế giới khắc nghiệt đằng sau hào quang của các streamer nữ

Quang Vũ | 27-11-2021 - 09:48 AM

(Tổ Quốc) - Dành hơn 8 tiếng đồng hồ để hát hò, giao lưu, nhảy múa trước màn hình máy tính mỗi ngày, đó là những hình ảnh quen thuộc của các nữ streamer. Cũng chính vì thế mà nhiều streamer phải đối mặt với áp lực công việc và bị quấy rối, phân biệt đối xử, thậm chí còn vướng phải định kiến rằng streamer là… vô công rồi nghề.

Từ việc vượt qua định kiến để phát triển sự nghiệp…

Thế giới khắc nghiệt đằng sau hào quang của các streamer nữ - Ảnh 1.

Những năm gần đây, ngành công nghiệp livestream đang nổi lên như một hiện tượng, thu hút nhiều bạn trẻ thử sức với nghề. Cùng với sự phát triển nhanh chóng, công việc này mang lại cho các streamer mức thu nhập hấp dẫn lên đến hàng trăm triệu đồng.

Ban đầu khi mới rộ, streamer chủ yếu là nam giới. Tuy nhiên càng về sau, nghề càng thu hút các nữ streamer. Làm việc trong ngành nam giới chiếm đa số, các nữ streamer phải đối mặt với nhiều cạm bẫy, thậm chí là bị quấy rối. Ngô Thảo (SN 2000) - một idol của Bigo Live chia sẻ từng là nạn nhân của những lời yêu cầu khiếm nhã trên sóng livestream, bị người ngoài đánh giá với cái nhìn không mấy thiện cảm. Nói về những rào cản này, cô bạn 21 tuổi bộc bạch rằng cô may mắn luôn giữ được giá trị bản thân và đặt ra giới hạn cho mình, không chạy theo những lợi ích trước mắt để đánh đổi.

Thế giới khắc nghiệt đằng sau hào quang của các streamer nữ - Ảnh 2.

"Mình công nhận sự tài năng của các nam streamer, nhưng không có nghĩa là nữ streamer kém tài năng và thu hút. Việc so sánh giới tính trong một ngành nghề là thiếu hợp lý. Người ta cứ quan niệm chỉ cần 'show body' là có thể làm nữ streamer. Mình nghĩ để theo đuổi lâu dài với nghề thì phải thể hiện được là chính mình, phải có sự thu hút riêng, cá tính riêng và đáng để trân trọng", Ngô Thảo chia sẻ.

Trước khi đến với nghề streamer, Ngô Thảo từng làm rất nhiều công việc khác nhau, từ kinh doanh online đến phục vụ nhà hàng... Bén duyên với nghề livestream, ban đầu cô nàng chỉ mong trang trải chi phí hàng ngày, nhưng sự thành công đến bất ngờ thay đổi hoàn toàn cuộc sống của cô bạn. "Livestream tuy ảo nhưng giúp mình có mối quan hệ thật. Từ đây, mình học thêm kỹ năng giao tiếp. Làm streamer như 'làm dâu trăm họ' vậy, mình cũng trau dồi và phát triển bản thân vì đây là nghề cạnh tranh khá gay gắt".

… đến việc đối mặt với những áp lực vô hình

Tương tự với Ngô Thảo, Thu Hiên (SN 1997) - idol của Bigo Live cũng vướng phải những áp lực vô hình. Cô từng không có được sự ủng hộ từ gia đình những ngày đầu. Những đánh giá tiêu cực và nguy hiểm tiềm tàng cũng từng làm Thu Hiền gục ngã. Thế nhưng, Hiên đã chinh phục được gia đình mình khi bắt đầu có đột phá về thu nhập và chứng minh cho mọi người thấy lựa chọn của mình là đúng. Thu Hiên muốn nghề livestream được công nhận dựa trên những gì tích cực cô mang lại cho cộng đồng, thay vì đánh giá dựa trên giới tính. Hiện tại, cô đang là một người quản lý, hỗ trợ các bạn trẻ khác gia nhập và trở thành streamer.

Thế giới khắc nghiệt đằng sau hào quang của các streamer nữ - Ảnh 3.

Mỗi ngày công việc của Thu Hiên không chỉ dừng lại ở 7 - 10 tiếng online nhàn nhã như nhiều người tưởng mà phải tiếp tục suy nghĩ những chủ đề mới lạ tiếp theo cho ngày hôm sau. Muốn mình luôn mới mẻ trong mắt người xem, Thu Hiền phải không ngừng sáng tạo nếu không muốn sớm bị đào thải.

Huỳnh Thái Phương Vy (SN 1998) - một nữ streamer từ Bigo Live cũng gặp phải những vấn đề trên. Bên cạnh những người yêu mến, cô nàng cũng nhiều lần bị quấy rối bởi những bình luận tục tĩu, khiếm nhã."Ở bất kỳ môi trường nào đều có những tiêu chuẩn và sự phù hợp của nó vì thế mình luôn hướng tới hoàn thiện bản thân. Mình cũng luôn chuẩn bị tinh thần, lắng nghe, cầu thị, có sự chọn lọc, không để nó làm ảnh hưởng đến suy nghĩ của mình", Phương Vy chia sẻ.

Thế giới khắc nghiệt đằng sau hào quang của các streamer nữ - Ảnh 4.

Với Phương Vy, streamer không dành riêng cho nam hay nữ giới mà mở rộng cơ hội cho tất cả mọi người: "Đây là một nghề được hình thành theo xu hướng phát triển của xã hội. Những lợi ích của nó mang lại không chỉ cho streamer mà còn cả cộng đồng và xã hội. Tuy vẫn còn một số mặt chưa tích cực nhưng với sự dám lên án, bài trừ cái xấu của thế hệ Gen Z, mình tin nghề streamer sẽ vẫn rất phát triển trong tương lai".

Lời kết

Mặc dù vẫn còn đó những tiêu cực thế nhưng ngày càng nhiều nữ giới mạnh dạn tham gia vào nghề streamer, chứng tỏ vị thế của ngành livestream đang dần thay đổi. Bên cạnh đó, đã có nhiều nữ streamer gặt hái thành công, nhận được sự công nhận của khán giả là một minh chứng cho thấy tương lai phát triển của một ngành nghề này tại Việt Nam. Đây cũng chính là động lực để các streamer có thể hy vọng vào sân chơi bình đẳng giữa nam và nữ.

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM