Thẻ Căn cước công dân gắn chip mới không những có công nghệ cực xịn xò mà còn rất "quyền lực"

NAI | 30-06-2021 - 16:45 PM

(Tổ Quốc) - Thẻ Căn cước công dân gắn chip có sức mạnh khủng hơn bạn tưởng tượng nhiều đấy, cùng xem thử bạn biết được điều gì chưa nhé!

Ngày 1/7 sắp tới, việc cấp CCCD gắn chip đã có nhiều thay đổi về nơi đăng ký làm, thời gian cấp và một số lưu ý khác. Sau 7 tháng tiến hành nhanh việc CCCD gắn chip đến người dân cả nước, rất nhiều người đã có trên tay CCCD gắn chip tích hợp rất nhiều lợi ích để giảm tải giấy tờ hành chính.

Tuy nhiên, ngoài những gì các bạn đã biết về các tính năng trên chip hay ý nghĩa dãy số trên CCCD thì dưới đây sẽ là những sự thật thú vị khác của chiếc thẻ này.

Mã QR trên CCCD có thể sử dụng để khai báo Bảo hiểm Y tế

Khi thực hiện quét mã QR trên thẻ Bảo hiểm y tế (BHYT), người dân thấy được những thông tin của chính mình. Cụ thể các thông tin trong mã QR: Số thẻ BHYT; Họ và tên; Ngày sinh; Giới tính; Địa chỉ; Hạn sử dụng của thẻ. Tuy nhiên, hiện nay chỉ có máy đọc mã của cơ quan khám chữa bệnh mới có thể đọc được mã QR này, người dân sử dụng những ứng dụng đọc mã thông thường thì sẽ bị lỗi kí tự.

Thẻ Căn cước công dân gắn chip mới không những có công nghệ cực xịn xò mà còn rất quyền lực - Ảnh 1.

Tuy nhiên, hiện nay chỉ có máy đọc mã của cơ quan khám chữa bệnh mới có thể đọc được mã QR này, người dân sử dụng những ứng dụng đọc mã thông thường thì sẽ bị lỗi kí tự

Theo đó, bắt đầu từ ngày 1/6/2021, người dân có thể dùng mã QR của thẻ bảo hiểm y tế trên ứng dụng VssID thay cho thẻ giấy khi đi khám bệnh trên toàn quốc. Đặc biệt khi tình hình dịch bệnh căng thẳng, bạn buộc phải khai báo y tế điện tử. Lúc này bạn chỉ cần quét mã QR trên CCCD gắn chip. Thông tin sẽ được tự động ghi nhận, tránh mất thời gian và dễ sai sót.

Thẻ Căn cước công dân gắn chip mới không những có công nghệ cực xịn xò mà còn rất quyền lực - Ảnh 2.

Bạn chỉ cần quét mã QR trên CCCD gắn chip, dữ liệu sẽ được tự động điền vào tờ khai y tế, tiết kiệm công sức và không sợ nhập sai

CCCD mới có thể thay thế hộ chiếu trong tương lai

Nếu các bạn chú ý, sau hộ chiếu của chúng ta thường có mã vạch dạng ký tự như hình minh hoạ bên dưới. Mã này có thể sử dụng để quét ở những máy đọc hộ chiếu truyền thống mà không hỗ trợ chip với dữ liệu có sẵn. Tuy nhiên, với con chip chứa nhiều thông tin trên CCCD thì đây hoàn toàn có thể thay thế như một cuốn hộ chiếu thông thường.

Tuy nhiên, việc thay thế hộ chiếu hoàn toàn còn phải phụ thuộc rất nhiều vào chính sách từng nước. Nhiều khả năng trong thời gian sắp tới có thể chúng ta sẽ dùng được trong khối ASEAN.

photo-1

Mã vạch dạng ký tự, mã này có thể sử dụng để quét ở những máy đọc hộ chiếu truyền thống mà không hỗ trợ chip với dữ liệu có sẵn

Thẻ Căn cước công dân gắn chip mới không những có công nghệ cực xịn xò mà còn rất quyền lực - Ảnh 4.

Con chip chứa nhiều thông tin trên CCCD hoàn toàn có thể thay thế như một cuốn hộ chiếu thông thường

Theo khoản 5 Điều 3 Thông tư 06 quy định như sau:

Ngôn ngữ khác trên thẻ Căn cước công dân là Tiếng Anh, là điều kiện để công dân Việt Nam sử dụng thẻ Căn cước công dân thay cho việc sử dụng hộ chiếu khi Việt Nam ký kết điều ước thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết được sử dụng thẻ Căn cước công dân thay cho việc sử dụng hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau.

Công nghệ giao tiếp tầm gần NFC tích hợp trên CCCD gắn chip

Nếu bạn tinh ý, bạn sẽ nhận ra ký hiệu này trên các thẻ CCCD gắn chip tại Việt Nam.

Thẻ Căn cước công dân gắn chip mới không những có công nghệ cực xịn xò mà còn rất quyền lực - Ảnh 6.

Theo tìm hiểu đây là ký hiệu của E-passport (hay còn gọi là hộ chiếu điện tử - chủ yếu có mặt tại hộ chiếu các quốc gia lớn). Bên trong hộ chiếu sẽ chứa kèm một con chip điện tử chứa đầy đủ thông tin tương tự như những gì được in trên trang dữ liệu của hộ chiếu và còn hơn thế nữa như các dữ liệu sinh trắc học bao gồm vân tay, gương mặt, nhận diện mống mắt,

Con chip này được bảo mật theo cấp độ cao nhất. Tiêu chuẩn ICAO9303 tương đương với cả Hà Lan, Albania và Brasil... Nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm với độ bảo mật trên con chip của CCCD.

Nguồn: Tham khảo, tổng hợp

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM