Tên lửa S-400 Nga "vít cổ" Patriot Mỹ ở Thổ Nhĩ Kỳ: Chỉ có Moscow mới làm được điều đó!

Anh Tú | 23-10-2020 - 12:15 PM

(Tổ Quốc) - Khi Nga quyết định đẩy nhanh tiến độ cung cấp S-400 cho Thổ Nhĩ Kỳ, Tổng thống Putin từng tuyên bố việc chuyển giao công nghệ S-400 cho Ankara thuần túy là vấn đề thương mại.

Thổ Nhĩ Kỳ lần đầu tiên phóng thử tên lửa từ hệ thống S-400 mua của Nga

Năm ngoái, Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã tiếp nhận việc chuyển giao hệ thống tên lửa S-400 của Nga bất chấp những lời đe dọa trừng phạt từ phía Mỹ. Trong diễn biến liên quan mới nhất, tuần trước Thổ Nhĩ Kỳ được cho là đã tiến hành phóng thử một tên lửa của hệ thống S-400, động thái lại càng làm dấy lên mối quan ngại từ Washington.

Để thuyết phục Ankara từ bỏ các kế hoạch mua vũ khí của Nga, Mỹ vừa áp dụng các biện pháp trừng phạt kết hợp với việc đưa ra những lời chào mời thay thế.

Đầu tiên Washington quyết định loại Thổ Nhĩ Kỳ ra khỏi chương trình chế tạo máy bay chiến đấu tàng hình F-35 với lý do vũ khí Nga không tương thích với các tiêu chuẩn của NATO và do vậy bộc lộ mối đe dọa an ninh lớn đối với khối quân sự này. Tiếp đến, Mỹ thuyết phục Thổ Nhĩ Kỳ mua hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot để thay thế cho S-400 Nga.

Tên lửa S-400 Nga vít cổ Patriot Mỹ ở Thổ Nhĩ Kỳ: Chỉ có Moscow mới làm được điều đó! - Ảnh 1.

Thổ Nhĩ Kỳ thử nghiệm hệ thống radar của S-400 tại Căn cứ Không quân Murdet ngày 25/11/2019. Ảnh: AP

S-400 Nga đã "vít cổ" Patriot Mỹ như thế nào?

Tuy nhiên, đề nghị này của Washington lại chưa đủ hấp dẫn nên không được Ankara hưởng ứng với lập luận rằng Mỹ chưa đưa ra được những ưu đãi như Nga đã dành cho Thổ Nhĩ Kỳ.

Ankara luôn đòi hỏi Mỹ phải chuyển giao công nghệ chế tạo tên lửa Patriot đi kèm hợp đồng mua bán, đồng thời phải chấp thuận cho Thổ Nhĩ Kỳ cùng tham gia sản xuất Patriot trong tương lai nếu như muốn nước này từ bỏ các hệ thống phòng không của Nga.

“Chỉ có Nga mới đáp ứng được các yêu cầu của Thổ Nhĩ kỳ một cách phù hợp”, Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Hulusi Akar đã phát biểu như vậy với hãng tin Bloomberg ngày 21/10.

Ông Akar cũng nói rằng Ankara vẫn có thể sẽ mua các hệ thống tên lửa Patriot của Mỹ nhưng phải được thực hiện dưới “những điều kiện đúng đắn”.

“Điều kiện đúng đắn” ở đây được hiểu là Mỹ phải chấp thuận chuyển giao công nghệ cho Thổ Nhĩ Kỳ hoặc cho phép Ankara cùng tham gia vào dây chuyền sản xuất Patriot.

Xét trên góc độ này, rõ ràng hợp đồng mua bán S-400 với Nga đáp ứng tốt hơn yêu cầu của Thổ Nhĩ Kỳ. Mỹ đã không làm được điều tương tự với Patriot nên không thể thuyết phục được Ankara thay đổi quyết định của họ.

Tên lửa S-400 Nga vít cổ Patriot Mỹ ở Thổ Nhĩ Kỳ: Chỉ có Moscow mới làm được điều đó! - Ảnh 2.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan (trái) và Tổng thống Nga Vladimir Putin trong cuộc gặp tại Ankara. Ảnh: AP

Khi Nga quyết định đẩy nhanh tiến độ chuyển giao các hệ thống S-400 cho Thổ Nhĩ Kỳ, Tổng thống Putin từng tuyên bố việc chuyển giao công nghệ S-400 cho Ankara thuần túy là vấn đề thương mại.

“Không có bất kỳ giới hạn nào về mặt chính trị - quân sự trong việc phối hợp sản xuất chung các hệ thống tên lửa S-400 hoặc chuyển giao công nghệ tương ứng cho Thổ Nhĩ Kỳ. Đây thuần túy là vấn đề thương mại”, ông Putin phát biểu sau cuộc hội đàm với Tổng thống Recep Tayyip Erdogan vào tháng 4/2018.

Ankara đã hơn một lần nhấn mạnh rằng, việc Mỹ từ chối bán tên lửa Patriot đã khiến họ phải tìm đến các nhà cung cấp khác, nhau đồng cho biết Nga đã đưa ra một thỏa thuận vượt trội hơn, trong đó có cả vấn đề chuyển giao công nghệ.

Thổ Nhĩ Kỳ thậm chí còn đề nghị thành lập một ủy ban để giải thích bất kỳ vấn đề chuyên biệt nào nhưng cho đến nay Mỹ vẫn chưa phản hồi đề xuất này.

Một quan chức phụ trách mua sắm am tường các kế hoạch phòng thủ của Thổ Nhĩ Kỳ nói với Defense News: “Bất kỳ sự lưỡng lự nào của phương Tây trong việc chia sẻ công nghệ vì lý do chính trị sẽ buộc chúng tôi phải tìm kiếm các công nghệ thay thế ở những quốc gia mà chúng tôi không gặp khó về vấn đề chính trị. Chắc chắn là bao gồm cả Nga”.

Video được cho là từ vụ phóng tên lửa S-400 của Thổ Nhĩ Kỳ ngày 16.10.2020

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM