Tế bào ung thư "tự hủy" khi gặp một gia vị cực quen thuộc, khô hay tươi đều có thể phòng ngừa đến 9 loại ung thư

Phạm Trang | 30-07-2023 - 19:08 PM

(Tổ Quốc) - Gừng được sử dụng rộng rãi như một gia vị trong nấu ăn hoặc pha trà ở nhiều khu vực khác nhau trên thế giới. Không chỉ bởi mùi hương, vị ấm nóng đặc biệt mà gừng còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Tác dụng phòng chống ung thư tuyệt vời của gừng

Gừng có thể giảm cảm giác buồn nôn và nôn cũng như những vấn đề khác về đường tiêu hóa. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, gừng còn được phát hiện có tác dụng chống ung thư, khiến tế bào ung thư "tự hủy".Nhiều nghiên cứu cũng cho biết, gừng có thể giúp thúc đẩy quá trình tự hủy và ức chế nhiều loại tế bào ung thư bao gồm ung thư vú, ung thư đại trực tràng, ung thư trực tràng, ung thư gan, ung thư phổi, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư tuyến tụy, ung thư da và những khối u ác tính.

Điều này là do gừng có thể kích hoạt các gen thúc đẩy quá trình tự hủy diệt của tế bào ung thư cũng như điều chỉnh giảm các gen và protein liên quan đến ung thư, tăng các chất giúp ức chế ung thư.

Tác dụng phòng ngừa ung thư của gừng chính là nhờ chất chống oxy hóa có trong nó, cụ thể là gingerol và shogaol. Những hợp chất này có thể ức chế chứng đau đầu và nôn mửa, thúc đẩy tuần hoàn máu, làm giãn mạch, diệt khuẩn, thúc đẩy tiết mật, cũng như tăng cường khả năng miễn dịch và chống ung thư.

Tế bào ung thư tự hủy khi gặp một gia vị cực quen thuộc, khô hay tươi đều có thể phòng ngừa đến 9 loại ung thư - Ảnh 1.

Nhiều nghiên cứu cũng cho biết, gừng có thể giúp thúc đẩy quá trình tự hủy và ức chế nhiều loại tế bào ung thư bao gồm ung thư vú, ung thư đại trực tràng, ung thư trực tràng, ung thư gan, ung thư phổi, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư tuyến tụy, ung thư da và những khối u ác tính.

Điều này là do gừng có thể kích hoạt các gen thúc đẩy quá trình tự hủy diệt của tế bào ung thư cũng như điều chỉnh giảm các gen và protein liên quan đến ung thư, tăng các chất giúp ức chế ung thư.

Trong một nghiên cứu của Khoa Khoa học Sinh học, Đại học King Abdulaziz (Ả Rập Saudi) cho thấy chiết xuất gừng có thể ức chế sự phát triển của tế bào ung thư vú trong khi vẫn có thể bảo tồn các tế bào khỏe mạnh bình thường. Quá trình này, được gọi là tiêu diệt có chọn lọc và đặc biệt không có những tác dụng phụ như hóa trị, xạ trị cũng như có khả năng thay thế các loại thuốc này.

Một nghiên cứu khác của Đại học Minnesota (Mỹ) cũng khẳng định tác dụng của gừng trong việc ngăn ngừa ung thư. Khi các nhà nghiên cứu cho chuột bị ung thư ruột và không có hệ thống miễn dịch ăn gingerol ba lần một tuần, khối u của chúng giảm 75% so với những con chuột không nhận được gingerol. Cùng với đó, khi khối u xuất hiện, chúng có kích thước nhỏ hơn.

Ngoài ra, một nghiên cứu được công bố tại Hội nghị thường niên lần thứ 97 của Hiệp hội Nghiên cứu Ung thư Hoa Kỳ do Đại học Bang Michigan và Tiến sĩ Rebecca Lui thực hiện đã chỉ ra rằng chiết xuất gừng có thể khiến các tế bào ung thư buồng trứng "tự sát". Nghiên cứu của Đại học bang Georgia cho thấy chiết xuất gừng giúp thu nhỏ khối u ung thư tuyến tiền liệt ở chuột hơn 55%.

Gừng cũng thường được sử dụng như một biện pháp khắc phục tại nhà để giảm chứng khó tiêu, chống cảm lạnh và tăng cường khả năng miễn dịch. Không chỉ vậy, nhờ có tác dụng chống viêm mạnh mẽ, gừng có khả năng giúp ngăn chặn các tế bào ung thư phát triển trong môi trường viêm nhiễm. Gừng cung cấp nhiều chất chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe, kháng vi-rút và kháng khuẩn chỉ với một lượng nhỏ.

Giá trị dinh dưỡng của gừng có phụ thuộc cách chế biến?

Gừng cũng có rất nhiều công dụng và cách ăn. Tuy nhiên, dù là dùng tươi, phơi khô, tán bột hay ép lấy nước đều không ảnh hưởng đến hàm lượng dinh dưỡng có trong gừng. Đặc biệt, gừng được làm nóng và sấy khô có thể khiến gingerol chuyển hóa thành shogaol, có tác dụng tốt hơn cho sức khỏe.

Tế bào ung thư tự hủy khi gặp một gia vị cực quen thuộc, khô hay tươi đều có thể phòng ngừa đến 9 loại ung thư - Ảnh 2.

Ngoài ra, trà gừng cũng là một cách tốt để hấp thụ chất dinh dưỡng. Sử dụng trà gừng như một phương thuốc tại nhà có thể giảm chứng khó tiêu, chống cảm lạnh và tăng cường khả năng miễn dịch.

Bên cạnh đó, có thể kết hợp giữa gừng, nghệ xay và mật ong để tăng hương vị và lợi ích.

Ai không nên ăn gừng?

1. Phụ nữ mang thai và cho con bú

Dù gừng có tác dụng giảm buồn nôn và nôn tuy nhiên nếu phụ nữ mang thai dùng một lượng lớn sẽ tạo nên những cơn co thắt, có thể dẫn đến sảy thai hoặc sinh non. Cùng với đó, phụ nữ cho con bú nếu ăn nhiều gừng sẽ khiến trẻ đau bụng, liên tục quấy khóc. Chính vì vậy, trong quá trình mang thai và cho con bú, phụ nữ cần tránh lạm dụng gừng hoặc ngưng sử dụng hoàn toàn.

2. Người huyết áp cao, bị cảm nắng

Vì gừng là thực phẩm tính ấm nên tránh dùng cho những người cảm nắng và cao huyết áp tránh việc khiến bệnh tình trở nên trầm trọng hơn. Đặc biệt với những người cao huyết áp, nếu sử dụng gừng vào thời điểm huyết áp đang tăng có thể dẫn đến vỡ động mạch.

3. Người mắc vấn đề về gan,

Những bệnh nhân có vấn đề về gan tốt nhất không nên sử dụng gừng vì điều này sẽ kích thích các hoạt động bài tiết của tế bào gan, điều này sẽ gây hại thậm chí dẫn đến hoại tử.

Nguồn: edh.tw

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM

Tết an vui với ưu đãi miễn phí bảo dưỡng từ Panasonic

Dịp cuối năm là thời điểm mỗi gia đình đều chú trọng tân trang cho ngôi nhà của mình cũng như quan tâm đến sức khỏe cho các thành viên. Hiểu được mong muốn đó, Panasonic triển khai chương trình chăm sóc khách hàng thường niên 2024 với nhiều ưu đãi hấp dẫn, giúp bạn và cả nhà chuẩn bị một mùa Tết khỏe mạnh và an lành.