Tàu ngầm Hải quân Trung Quốc đang đón lõng, hải quân Mỹ đối mặt với nguy hiểm

Bảo Lam | 07-11-2020 - 13:28 PM

(Tổ Quốc) - JB Press nhận định thời điểm các tàu ngầm của Hải quân Trung Quốc bắt đầu đón lõng và tấn công hạm đội hải quân Mỹ đang rất gần.

JB Press chia sẻ về "thông tin khó chịu" mới mà Hải quân Mỹ vừa nhận được. Trung Quốc đã hoàn thành công tác nâng cấp xưởng đóng tàu "Bohai", nơi chuyên sản xuất các tàu ngầm nguyên tử.

Như Bộ Quốc phòng Mỹ chỉ ra trong báo cáo định kỳ năm 2020 về sự phát triển của quân đội Trung Quốc và lĩnh vực an ninh, cơ quan này bảy tỏ lo ngại sự gia tăng đáng kể sức mạnh của các tàu ngầm Trung Quốc. Đây chính là một thông tin mới xuất hiện khiến Bộ Quốc phòng và Hải quân Mỹ rất khó chịu.

Việc phân tích những bức ảnh vệ tinh do một công ty tư nhân cung cấp cho thấy rằng công tác mở rộng quy mô lớn xưởng đóng tàu "Bohai" thuộc tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc đã hoàn tất.

Xưởng đóng tàu này chuyên sản xuất các tàu ngầm nguyên tử. Những lo ngại đang gia tăng vì việc mở rộng nhà máy sẽ kéo theo tốc độ đóng các tàu ngầm nguyên tử cũng tăng.

Các tàu ngầm của Trung Quốc sẽ đón lõng và tấn công Hải quân Mỹ

Điều gì sẽ là rào cản đáng sợ nhất đối với Hải quân Mỹ khi tiến sát tới Trung Quốc từ phần phía tây Thái Bình Dương qua Biển Hoa Đông và Biển Đông nếu như họ cần phải chia cắt các đơn vị của quân đội Trung Quốc hoặc xảy ra những đụng độ?

Đó sẽ là tên lửa tầm xa Trung Quốc, chúng có chức năng kiềm toả những lực lượng tấn công của Mỹ. Các tàu ngầm của Trung Quốc - một đối thủ mạnh - cũng mang tới sự nguy hiểm tương tự.

Hải quân Trung Quốc sở hữu những tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa hành trình, các tàu ngầm nguyên tử tấn công, cũng như những tàu ngầm diesel-điện.

Các tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa hành trình có nhiệm vụ triển khai tấn công đáp trả trong trường hợp bị tấn công hạt nhân từ phía Mỹ, chứ không phải để chống lại Hải quân Mỹ đang áp sát Trung Quốc.

Ngoài ra, sự nguy hiểm đối với Hải quân Mỹ nếu tham gia vào những chiến dịch chống Trung Quốc còn xuất phát từ những tàu ngầm nguyên tử tấn công và tàu ngầm diesel-điện có thể triển khai các cuộc tấn công các chiến hạm Mỹ từ dưới nước.

Những tàu ngầm tấn công được trang bị tên lửa hành trình có thể tấn công không chỉ các tàu chiến, mà cả những mục tiêu trên cạn, lấy ví dụ như căn cứ Apra-Harbour ở Guam, căn cứ Yokosuka và căn cứ Sasebo.

Hải quân Trung Quốc sử dụng 6 tàu ngầm tấn công (Type 09III) có thể tới khu vực phía tây Thái Bình Dương và nghênh tiếp các đơn vị Hải quân Mỹ ở đó.

Còn trên Biển Hoa Đông và Biển Đông, cũng như trong một số trường hợp thậm chí là ở vùng phía tây Thái Bình Dương, sẽ có không dưới 48 tàu ngầm diesel-điện (039C, 039A, 039 và những tàu ngầm lớp Kilo do Nga chế tạo) được vận hành để tổ chức các ổ phục kích và tấn công những tàu chiến Mỹ.

Tàu ngầm Hải quân Trung Quốc đang đón lõng, hải quân Mỹ đối mặt với nguy hiểm - Ảnh 2.

Hai tàu ngầm hạt nhân Type 094A của Trung Quốc. Ảnh: Reuters

Sức mạnh tàu ngầm của Hải quân Mỹ

Tuy nhiên, Mỹ không có các tàu ngầm diesel-điện, họ chỉ có những tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa đạo đạo và tàu ngầm nguyên tử tấn công.

Các tàu ngầm nguyên tử tấn công sẽ phải săn diệt, đối phó với những tàu ngầm của Trung Quốc (cả với tàu ngầm tấn công lẫn với tàu ngầm diesel-điện).

Mỹ đang có trong tay 28 tàu ngầm lớp "Los-Angeles" vốn được cho là đang bắt đầu lỗi thời; các tàu ngầm lớp "Seawolf" mới và tối tân hơn, được coi là mạnh nhất, nhưng chúng quá đắt đỏ, bởi vậy Mỹ đã dừng sản xuất, chỉ có 3 chiếc được đưa vào biên chế; các tàu ngầm cực mạnh lớp "Virginia" - 19 chiếc. Tổng cộng 50 chiếc tất cả.

Đồng thời, theo chiến lược quân sự hiện hành của Mỹ, các đối thủ chính là Trung Quốc và Nga. Iran cũng được coi là đối thủ quan trọng thứ hai, bởi vậy Washington không thể tập trung toàn bộ các tàu ngầm của mình hướng tới Trung Quốc tại "mặt trận" Tây Thái Bình Dương, cũng như Biển Hoa Đông và Biển Đông.

Vấn đề ở chỗ Hải quân Mỹ cần phải chống lại lực lượng Hải quân Nga đang hồi sinh và vươn lên mạnh mẽ, đồng thời thực hiện một nhiệm vụ khác không kém phần quan trọng là kiềm chế Iran, cũng như các lực lượng chống Mỹ khác, bởi vậy các tàu ngầm của họ cần phải tuần tra Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và Bắc Băng Dương.

Trong số 50 tàu ngầm tấn công của Mỹ, 24 chiếc hiện nay đang đóng quân tại vùng biển Thái Bình Dương (Trân Châu Cảng ở Hawaii, Apra-Harbour ở Guam, Bremerton ở bang Washington và San-Diego ở California): 17 chiếc lớp "Los-Angeles", 3 chiếc lớp "Seawolf" và 4 chiếc lớp "Virginia".

24 chiếc tàu ngầm này cần phải được phân bổ làm sao để chúng kiềm toả được Hải quân Trung Quốc ởTây Thái Bình Dương cho đến Biển Hoa Đông và Biển Đông, bảo vệ các nhóm tàu sân bay (một cụm tàu sân bay tấn công thường được 1-2 tàu ngầm hộ tống) và tuần tra khu vực từ phần phía bắc Thái Bình Dương đến Bắc Băng Dương, cũng như Ấn Độ Dương.

Có 24 chiếc tàu ngầm, nhưng cần căn cứ vào số lượng đang trong giai đoạn bảo dưỡng kỹ thuật hoặc sửa chữa, thì chỉ có tối đa 18 chiếc có thể hoạt động.

Tàu ngầm Hải quân Trung Quốc đang đón lõng, hải quân Mỹ đối mặt với nguy hiểm - Ảnh 4.

Tàu ngầm hạt nhân USS Seawolf (SSN 21) của Hải quân Mỹ.

Sự phát triển về công nghệ của các tàu ngầm diesel-điện

Về phần mình, ở tây Thái Bình Dương, Trung Quốc có thể triển khai 6 tàu ngầm nguyên tử tấn công. Con số này được cho là khá khiêm tốn so với số tàu ngầm của Mỹ. Hải quân Mỹ có thể sử dụng không dưới 12 tàu ngầm tấn công để phục vụ các chiến dịch chống Trung Quốc. Bởi vậy, hiện nay người Mỹ đang chiếm ưu thế ở hướng Trung Quốc: Tỷ lệ 2:1.

Tuy nhiên, Mỹ không có bất cứ tàu ngầm diesel-điện nào. Trong khi đó Trung Quốc có tới hơn 48 chiếc. Điều đó có nghĩa là trong lĩnh vực này, tương quan là 0:48.

Thông thường thì các tàu ngầm nguyên tử tấn công được coi là mạnh hơn những tàu ngầmdiesel-điện, và Hạm đội hải quân Mỹ đã loại bỏ chúng để chuyển tất cả các tàu ngầm tấn công sang động cơ nguyên tử.

Nhưng trong những năm gần đây, các tàu ngầm diesel-điện cũng có bước tiến đáng kể trên khía cạnh công nghệ. Không thể nói một cách thông nhất về ưu thế của loại này và sự thiếu toàn diện của loại khác.

Các tàu ngầm nguyên tử tấn công và diesel-điện được xác định lại chức năng để thực hiện những nhiệm vụ. Chúng có mặt mạnh và yếu của mình, bởi vậy lý tưởng nhất là Hải quân cần phải để cho cả hai loại tàu ngầm tham gia, căn cứ vào những khả năng của chúng.

Đúng vậy, mới đây Hải quân Mỹ, lực lượng mà trong suốt vài chục năm không hề sở hữu những tàu ngầm thông thường, đã đánh giá cao các tàu ngầm diesel-điện (lấy ví dụ như "Soryu" của lực lượng hải quân phòng vệ Nhật Bản). Đã xuất hiện những ý kiến cho rằng Mỹ cũng cần khí tài như thế.

Tuy nhiên, các nhà sản xuất Mỹ đã không thể chế tạo tàu ngầm diesel-điện, bởi vì trong thời gian gần đây họ chỉ tập trung vào những tàu ngầm nguyên tử.

Những ước mơ của Bộ trưởng Esper và thực tế của Trung Quốc

Như vậy, ở hướng Trung Quốc, các tàu ngầm nguyên tử tấn công của Mỹ có ưu thế không lớn, nhưng Trung Quốc thống trị nhờ những tàu ngầm diesel-điện của mình. Thậm chí, nếu Lầu Năm Góc sẽ nắm lấy cả quyền điều hành tất cả các tàu ngầm của Nhật Bản theo Hiệp ước hợp tác và bảm đảm an ninh, thì tỷ lệ vẫn là 22:48.

Bởi vậy, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper đã nói về sự cần thiết phải kiện toàn sức mạnh tàu ngầm nguyên tử một cách nhanh nhất có thể (tạm thời điều này vẫn chỉ ở giai đoạn ý tưởng).

Bản chất của ý tưởng ở chỗ là làm sao để các công ty General Dynamics Electric Boat và Newport News Shipbuilding gia tăng sản lượng lến gấp đôi hoặc thậm chí gấp ba lần. Chỉ có như vậy, trong thập niên tới sẽ có hơn 30 chiếc tàu ngầm được chế tạo, và đội tàu ngầm sẽ lên tới 80 chiếc.

Theo như những báo cáo của Cơ quan nghiên cứu khoa học của Hạ viện và của Kiểm toán Liên bang cho thấy sự sụt giảm về sản lượng của các xưởng đóng tàu tư nhân bởi họ không nhận được nhiều đơn hàng mới nên phải chuyển sản xuất và sửa chữa các tàu ngầm và tàu chiến.

Tuy vậy, thời hạn của các hợp đồng không được tuân thủ, và điều này đang tác động tiêu cực lên Hải quân Mỹ. Bởi vậy, nhiều khả năng, những tuyên bố của ông Esper sẽ vẫn chỉ là ước mơ.

Về phần mình, những bức ảnh vệ tinh được đề cập ở trên chứng tỏ sự tăng tốc thực sự trong lĩnh vực sản xuất các tàu ngầm tại xưởng đóng tàu "Bohai" của Trung Quốc.

Trước kia ở đó chỉ có duy nhất một dây chuyền sản xuất các tàu ngầm nguyên tử, nhưng hiện nay đã xuất hiện thêm 2. Một trong số đó tạm thời chưa có mái che, bởi vậy có thể nhận thấy được cấu trúc bên trong của nó ở mức độ nào đó.

Đương nhiên rằng ở đó tất cả được bố trí để làm sao có thể cùng lúc sản xuất được hai chiếc tàu ngầm. Như vậy, xưởng đóng tàu "Bohai" có thể cùng lúc chế tạo 4 hoặc thậm chí 5 tàu ngầm nguyên tử (các tàu ngầm diesel-điện được Wuchang Shipbuilding Industry Group chế tạo ở Vũ Hán).

Vì thế, JB Press nhận định sắp đến lúc ở khu vực từ phía tây Thái Bình Dương tới Biển Đông, các tàu ngầm nguyên tử tấn công của Hải quân Trung Quốc sẽ nhiều hơn của Mỹ.

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM