Tại sao Trung Quốc không dám "động binh" với Không quân Ấn Độ?

Tú Anh | 10-09-2020 - 13:17 PM

(Tổ Quốc) - Hầu hết các máy bay chiến đấu của Trung Quốc đều là những sản phẩm sao chép và ứng dụng công nghệ giải mã nên ít đáng tin cậy hơn so với những chiến đấu cơ Ấn Độ mua từ phương Tây.

Khi căng thẳng liên quan tới tranh chấp lãnh thổ với Ấn Độ gia tăng, lực lượng mặt đất của Quân đội Trung Quốc (PLA) đã quyết định triển khai các hệ thống tên lửa phòng không tầm xa HQ-9 tới những khu vực dọc theo vùng biên giới giữa hai nước.

Nhiều thông tin cho thấy, PLA đang tích cực xây dựng các cơ sở hạ tầng phòng không tại những địa điểm chỉ cách khu vực tranh chấp với Ấn Độ ở Doklam năm 2017 khoảng 50 km.

Trung Quốc hiện nay là một trong những nước sở hữu nhiều nhất các hệ thống tên lửa đất đối không tầm xa trên thế giới, gồm cả các tổ hợp phòng không S-400 rất đáng gờm mua từ Nga, qua đó giúp họ thiết lập được một mạng lưới phòng thủ khá vững chắc để đối phó với các máy bay chiến đấu của Ấn Độ.

Tuy nhiên, cựu Tham mưu trưởng Không quân Ấn Độ (IAF), Thống chế Không quân Birender Singh Dhanoa vẫn cho rằng sức mạnh hỏa lực mà IAF đang có trong tay từ đến từ những chiến đấu cơ Rafale mua của Pháp cùng nhiều loại máy bay khác nữa hoàn toàn đủ khả năng chọc thủng các hệ thống phòng không của Trung Quốc.

“Nếu IAF phá hủy và chế áp được các hệ thống phòng không kẻ thù thì khi đó những máy bay chiến đấu của Trung Quốc ở căn cứ không quân Hotan và căn cứ Gonggar tại sân bay Lhasa sẽ trở thành các mục tiêu tấn công “rất đẹp”. Hiện có khoảng 70 máy bay Trung Quốc bố trí ở Hotan nhưng không được bảo vệ và khoảng 26 chiếc nữa được cất giữ bên trong một đường hầm mà PLA đang xây dựng ở căn cứ Lhasa”.

Tại sao Trung Quốc không dám động binh với Không quân Ấn Độ? - Ảnh 1.

Tiêm kích J-10 của Không quân Trung Quốc. Ảnh: JF

Dassault Rafale, thường vẫn được xếp hạng là máy bay chiến đấu thế hệ 4.5, dù không phải là tiêm kích tàng hình như F-35 nhưng vẫn có khả năng tàng hình ở mức độ vừa phải để tránh bị radar phát hiện.

Dòng máy bay chiến đấu hai động cơ này có khả năng cơ động cao hơn F-35 khi không chiến tầm gần và có thể bay ở tốc độ siêu thanh với mức tiêu hao nhiên liệu ít hơn, vượt trội hơn nhiều so với máy bay chiến đấu J10, J11 và Su-27 của Trung Quốc.

Hơn nữa, Rafale có lợi thế hơn hầu hết các máy bay chiến đấu của Trung Quốc do được trang bị tên lửa không đối không động cơ ramjet tấn công ngoài tầm nhìn Meteor với tầm bắn ước tính từ 120 - 160 km.

Trong khi Rafale đã từng được Không quân, Hải quân Pháp cũng như Không quân Ai Cập và Qatar sử dụng với tỷ lệ thành công 100% ở Afghanistan, Libya, Iraq và Syria thì máy bay chiến đấu tàng hình tiên tiến nhất của Trung Quốc - J-20 lại chưa hề có kinh nghiệm chiến đấu và do đó vẫn chưa thể đáng tin cậy.

Hơn nữa, hầu hết các máy bay chiến đấu của Trung Quốc đều là những sản phẩm sao chép và ứng dụng công nghệ giải mã nên động cơ phản lực kém hơn và cũng ít đáng tin cậy hơn các máy bay phương Tây.

Theo các chuyên gia quốc phòng ở New Delhi, IAF có lợi thế tốt hơn so với PLAAF, do các máy bay chiến đấu của Ấn Độ sở hữu khả năng hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết ở độ cao lớn.

Hơn nữa, Ấn Độ còn có thể dựa vào sự hỗ trợ ổn định và không bị gián đoạn từ căn cứ không quân mà New Delhi xây dựng ở những vị trí chiến lược gần biên giới.

Đội máy bay vận tải hiện đại của Ấn Độ như C-130J và C-17 có thể cho phép IAF vận chuyển trang thiết bị và hậu cần đến các khu vực hoạt động một cách thuận tiện, nhanh chóng và ổn định, là những yếu tố quan trọng trong bất kỳ trận chiến nào.

Ấn Độ cũng trang bị một phi đội máy bay cánh quạt tiên tiến để thực hiện các nhiệm vụ vận tải chiến lược hạng nặng và hạng trung, trong đó có CH-47F Chinook, Mil Mi-26, Mil Mi-17, Mi-17 1V, Mi-17V 5 và Mil Mi-8.

Trong khi trực thăng chiến đấu hạng nhẹ (LCH) HAL và trực thăng tấn công HAL Rudra được chế tạo đặc biệt để thực hiện các sứ mệnh tác chiến thì máy bay trực thăng tấn công Boeing AH-64E Apache mà Ấn Độ mới mua có thể được sử dụng để thực hiện các nhiệm vụ trong mọi điều kiện thời tiết chống lại lực lượng lục quân Trung Quốc.

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM