Nghệ thuật như mọi người vẫn nói, là mang tính chủ quan, trong khi một người coi đó là một kiệt tác vô giá thì người khác lại thấy không khác gì một hình vuông đen khổng lồ vô nghĩa. Nhưng có một loại tranh rất đặc biệt mà hầu hết mọi người đều nhìn thấy giống nhau - những bức tranh với đôi mắt kỳ lạ, dường như chúng theo bạn khắp nơi. Vậy điều gì gây ra ảo ảnh gây “lú” này và làm thế nào để các nghệ sĩ đạt được hiệu ứng ấy?
Hay bức “Em Thúy” của họa sĩ Trần Văn Cẩn, dù nét vẽ đơn giản, nhưng đôi mắt được khắc họa to tròn, ngây thơ vẫn đầy thu hút.
Hóa ra, đối với ngay cả một nghệ sĩ có tay nghề vừa phải, thì “cái nhìn đi khắp nơi” này là một điều không khó để đạt được. Tất cả những gì bạn cần chỉ là một chút ảo giác về chiều sâu, do đó, người được miêu tả phải xuất hiện ít nhất là ở dạng 3D mặc dù đang được vẽ trên một tấm vải 2D và hướng ánh mắt để như thể họ nhìn vào ai đó đang đứng ngay trước mặt của bức tranh.
Vì vậy, chính xác những gì đang diễn ra trong bộ não của chúng ta mà sau đó làm cho nó có vẻ như đôi mắt dõi theo bạn ngay cả khi bạn di chuyển ra khỏi phía trước và trung tâm? Như đã được chứng minh vào năm 2004 bởi một nhóm các nhà nghiên cứu từ Đại học Ohio State, khi bạn di chuyển sang một bên, các điểm “gần” và các điểm “xa” của hình ảnh 2D không thực sự thay đổi. Các điểm gần và xa này được xác định là các điểm có thể nhìn thấy, nếu hình ảnh là 3 chiều, sẽ xuất hiện gần nhất và xa nhất từ vị trí người xem ở một góc nhất định.
Bức tranh nổi tiếng “Mona Lisa” - Leonardo da Vinci với đôi mắt như đang nhìn chăm chú vào bạn?
Tóm tắt từ những phát hiện của mình, đồng tác giả của bài báo James Todd có những ý kiến sau:
“Ý tưởng rất đơn giản - bất kể bạn nhìn bức tranh từ góc độ nào, bản thân bức tranh cũng không thay đổi. Bạn đang nhìn vào một bề mặt phẳng. Điều quan trọng là các điểm gần và điểm xa của hình ảnh vẫn giữ nguyên cho dù ta có nhìn hình ảnh từ góc nào đi chăng nữa. Khi quan sát các bề mặt thực trong môi trường tự nhiên, thông tin hình ảnh chỉ định các điểm gần và xa thay đổi khi chúng ta thay đổi hướng nhìn.
Mặt khác, khi chúng ta quan sát một bức tranh trên tường, thông tin hình ảnh xác định các điểm gần và xa không bị ảnh hưởng bởi hướng nhìn. Tuy nhiên, chúng tôi giải thích điều này bằng cảm giác như thể nó là một đối tượng thực sự.”
Bức tranh “Người đàn bà xa lạ” - Ivan Kramskoi cùng ánh nhìn ám ảnh với bất cứ ai, chính vì sự bí ẩn này mà tại nơi trưng bày Saint Petersburg đã lập ra hạn chế độ tuổi từ 16 .
Do đó, bởi vì phối cảnh, bóng tối và ánh sáng trên bức tranh không thay đổi khi bạn di chuyển xung quanh, nếu đôi mắt trong bức tranh nhìn thẳng vào người quan sát khi cá nhân đó đang đứng trước bức tranh, nó sẽ tạo ra một ảo ảnh quang học nhẹ trong não của bạn, rằng đôi mắt sẽ tiếp tục nhìn chằm chằm vào bạn khi bạn di chuyển sang một bên.Trái ngược với thủ thuật "đôi mắt theo bạn", nếu họa sĩ chỉnh sửa bức tranh một chút sao cho mắt nhìn ra nơi khác thay vì nhìn thẳng vào một người quan sát, bất kể bạn đứng ở đâu, đôi mắt dường như sẽ không bao giờ nhìn vào bạn.
Đôi mắt của “Thiếu nữ đeo hoa tai ngọc trai” - Johannes Vermeer thật nhẹ nhàng, tinh tế, cuốn hút người xem.
Kỹ thuật này bắt đầu xuất hiện phổ biến trong nghệ thuật vào khoảng thế kỷ 14, khi nghệ sĩ - kiến trúc sư Fillipo Brunelleshi giới thiệu với thế giới nghệ thuật ý tưởng về phối cảnh tuyến tính, một góc nhìn tuyến tính được vẽ với ý tưởng về mọi thứ trong bức tranh hội tụ vào một điểm cụ thể trên đường chân trời, sẽ tạo ra ảo ảnh về chiều sâu. Điều này, kết hợp với việc sử dụng ánh sáng và bóng tối một cách thành thạo, cho phép các nghệ sĩ tạo ra những bức tranh chân thực, bao gồm cả những người đôi khi nhìn chằm chằm vào bạn bất kể bạn đứng ở đâu.
Và giờ hãy yên tâm vì đó hoàn toàn không phải là những kẻ hung ác trong Scooby Doo đang rình rập bạn đâu nhé!
Tham khảo: Today I found out