Tại sao khách hàng nghiện shopping trên TikTok, Shopee,… hơn website của doanh nghiệp?

| 29-03-2023 - 15:30 PM

Sự xuất hiện của Shopee, Lazada hay mới đây nhất là "tân binh khủng long" TikTok Shop đã bao giờ khiến bạn đặt ra câu hỏi: tại sao cùng là các nền tảng bán hàng, nhưng tại sao khách hàng không mặn mà ghé thăm website của bạn?

Dù mới phổ biến vài năm gần đây nhưng mua sắm trực tuyến đã trở thành thói quen mỗi ngày của không ít người Việt, đặc biệt là đối với giới trẻ. Thương mại điện tử giờ đây không chỉ là mua bán, mà còn đáp ứng hàng loạt nhu cầu giải trí, trải nghiệm của mọi người dùng. Xu hướng mua sắm trên các sàn thương mại điện tử như Tiki, Shopee, Lazada, và mới đây là TikTok shop đang nổi lên ngày càng mạnh mẽ.

Vì sao "bỏ vào giỏ hàng" đã trở thành một thói quen? Các nhà bán lẻ theo trường phái "tự lập, tự cường", tập trung nuôi website bán hàng riêng của mình có thể học hỏi điều gì từ những "thánh địa mua sắm giải trí" - các trang thương mại điện tử như Shopee, Lazada…?

Thúc đẩy hành động mua hàng bằng bẫy tâm lý FOMO

Các sàn thương mại điện tử thường sử dụng FOMO, hay Hội chứng sợ bị bỏ lỡ như đòn bẩy tiếp cận và gia tăng tỷ lệ chuyển đổi hành vi mua hàng qua nhiều hình thức như: Flash Deal, popup các chương trình khuyến mãi, banner giảm giá, voucher số lượng có hạn, hiển thị trạng thái đang mua, các mặt hàng sắp "cháy hàng", đếm ngược thời gian kết thúc deal, hay miễn phí vận chuyển dành cho những đơn hàng đầu tiên…

Cảnh tượng săn deal hăng hái vào những ngày hội mua sắm hàng tháng đã không còn xa lạ với các tín đồ mua sắm của các sàn thương mại điện tử. Đây chính là một "chiêu trò" giữ chân khách hàng hết sức khôn ngoan mà nhiều thương hiệu đang áp dụng, thu về cho mình một lượng khách hàng trung thành khổng lồ.

Với kinh nghiệm hơn 15 năm quản trị và thiết kế website cho hơn 5,500 khách hàng, hiểu sâu sắc đặc thù từng ngành nghề, Bizfly sẽ định hướng ở tầng sâu giúp doanh nghiệp chinh phục trái tim khách hàng một cách tinh tế. Tùy thuộc vào mỗi bài toán kinh doanh, loại mặt hàng, đối tượng khách hàng, thị trường lĩnh vực và tình hình thực tế của doanh nghiệp, Bizfly sẽ đưa ra những tư vấn chiến lược website tương ứng, giải quyết những vấn đề cụ thể dựa trên phân tích dữ liệu người dùng.

Gia tăng trải nghiệm tương tác của người mua sắm online

Các sàn thương mại điện tử hiện nay cũng mang lại những trải nghiệm có tính chia sẻ mạnh mẽ hơn cho người tiêu dùng, chú trọng cải tiến trải nghiệm mua sắm và tương tác giữa người bán, người mua. Tiến trình hàng hóa được cho vào giỏ hàng thanh toán nhanh tạo cảm giác kích thích nôn nóng được mua hàng từ phía người xem. Theo đó, Shopee luôn chú trọng cải tiến trải nghiệm mua sắm và tương tác giữa người bán, người mua trên ứng dụng di động. Người mua có thể tìm kiếm sản phẩm, đặt hàng, thanh toán và theo dõi quá trình vận chuyển, cùng lúc đó gia nhập vào các cộng đồng và tận hưởng hàng loạt tính năng xã hội nâng cao trên cùng một nền tảng.

Không chỉ Shopee mà các sàn TMĐT lớn tại Việt Nam cũng đang đánh mạnh vào chiến lược kết hợp giữa mua sắm và giải trí nhằm thu hút và giữ chân người dùng. Nếu Shopee mất hơn 1 năm và Lazada cần đến 3 năm để GMV cán mốc 1 tỷ USD thì TikTok Shop đã đạt được thành tựu trên trong vòng chưa đầy 1 năm ra mắt. TikTok đang chứng minh mình là một ứng dụng đa nhiệm tốt nhất hiện nay khi có thể đáp ứng nhu cầu của đa số người dùng thông qua shoppertainment (mua sắm online kết hợp giải trí).

Tại sao khách hàng nghiện shopping trên TikTok, Shopee,… hơn website của doanh nghiệp? - Ảnh 1.

Tạo ra trải nghiệm mua sắm thú vị, mượt mà trên nền tảng thôi thúc khách hàng hành động nhiều hơn

Nếu ở các sàn thương mại điện tử khác, khách hàng phải tìm kiếm sản phẩm dựa trên nhu cầu của bản thân. Tại TikTok, người dùng chỉ cần dừng lại xem một video bất kỳ, những video tương tự sẽ hiển thị ngay sau đó khiến họ bị kích thích bởi nội dung giới thiệu sản phẩm, livestream bán hàng. Từ đó, người dùng dễ phát sinh nhu cầu dù trước đó không có. Sử dụng TikTok Shop, người bán có thêm nút mua sắm hiển thị ngay trên video hoặc trang cá nhân của họ, cho phép khách hàng mua sắm mà không cần rời khỏi ứng dụng.

Hay đối với website của Coolmate – một startup thời trang Việt, khi sử dụng điện thoại di động, cửa sổ chat của Coolmate nằm ngay trong website, thuận tiện cho khách hàng trong việc liên hệ trực tiếp với nhân viên tư vấn, trong khi việc giao tiếp của khách hàng với nhiều trang web bán hàng khác lại phải thông qua Facebook Messenger – nằm ngoài website, tạo ra trải nghiệm không tốt với người dùng.

Những phân tích trên cho thấy, muốn xây dựng một nền tảng bán hàng thành công, doanh nghiệp luôn phải quan tâm đến việc phải cung cấp cho người dùng một trải nghiệm liên tục, thuận tiện, tăng cường cảm giác kết nối giữa khách hàng và thương hiệu.

Các website do Bizfly xây dựng được ưu tiên vấn đề chuẩn SEO và tương thích hoàn hảo với các công cụ tìm kiếm như Google, Safari, Bing, Cốc Cốc… giúp website dễ dàng "thăng hạng" và tiếp cận khách hàng tốt hơn. Đồng thời, do hành trình trải nghiệm của khách hàng rất đa dạng và không ngừng thay đổi, website phải có tính năng hoàn hảo, không lỗi, tích hợp tính năng thanh toán đa dạng, mượt mà và luôn luôn cải tiến để phục vụ đa dạng các nhu cầu khác nhau.

Cá nhân hóa trải nghiệm mua hàng

Người dùng đã vào đến website tức là họ có nhu cầu mua sắm thực sự. Công việc của bạn lúc này đó là giữ chân họ lâu nhất có thể bằng những nội dung phù hợp, đáp ứng nhu cầu tìm kiếm thông tin của khách hàng, đồng thời có những "sắp đặt" hợp lý thúc đẩy họ đưa ra quyết định.

Đối với các sàn thương mại điện tử hay TikTok Shop, các công nghệ tự phát triển dựa trên AI (Artificial intelligence - Trí tuệ nhân tạo) và AR (Augmented reality - Tương tác thực tế ảo) được áp dụng để phân tích hành vi tìm kiếm, lướt website/app và mua hàng của người dùng, từ đó lựa chọn đăng bán và quảng cáo sản phẩm phù hợp, khiến cho hành động "chốt đơn" được diễn ra liên tục và đôi khi khá… vô thức, mang lại doanh thu khổng lồ.

Tại sao khách hàng nghiện shopping trên TikTok, Shopee,… hơn website của doanh nghiệp? - Ảnh 2.

Tổng quan giải pháp hỗ trợ nhà bán lẻ trực tuyến từ Bizfly.

Để làm được điều này, doanh nghiệp có thể tích hợp công cụ Bizfly CRM vào website nhằm thu thập thêm khách hàng, hứng trọn data tại mọi điểm chạm, phân loại, sàng lọc và quản lý thông tin khách hàng một cách đồng bộ. Lúc này, dữ liệu về khách hàng và đơn hàng sẽ được chuyển trực tiếp vào CRM, giúp doanh nghiệp sẽ theo dõi lâu dài và đưa ra những giải pháp phục vụ tốt nhất nhằm mục tiêu chuyển đổi. Việc gợi ý đề xuất sản phẩm phù hợp dựa trên phân tích những tương tác và hành vi của người dùng trên website sẽ giúp họ cảm thấy mình đang được chăm sóc đặc biệt hơn, từ đó tạo nên trải nghiệm tốt hơn khi truy cập website.

Tìm hiểu thêm về dịch vụ thiết kế website chuyên nghiệp, uy tín theo yêu cầu của Bizfly để nâng tầm trải nghiệm người dùng trên website của doanh nghiệp tại đây.

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM