Tại sao Ấn Độ rất thích thuê các tàu ngầm hạt nhân của Nga?

Tú Anh | 29-05-2022 - 11:59 AM

(Tổ Quốc) - Theo kế hoạch dự kiến đã thỏa thuận giữa hai nước, Nga sẽ bàn giao tàu ngầm Chakra III cho Hải quân Ấn Độ vào năm 2025.

ẤN ĐỘ VÀ XU HƯỚNG “ĐI MƯỢN” TÀU CHIẾN

Kể từ khi giành được độc lập từ Vương quốc Anh sau Chiến tranh Thế giới thứ Hai, Ấn Độ đã liên tục vận hành một số tàu chiến “đi mượn” từ các quốc gia khác, đặc biệt là hàng không mẫu hạm.

Nổi bật trong số đó có các tàu cũ của Hải quân Hoàng gia Anh hay kỳ hạm INS Vikramaditya hiện tại mà Hải quân Ấn Độ đang vận hành là một tàu tuần dương chở máy bay lớp Kiev thời Liên Xô cũ được mua từ Nga vào năm 2004.

Ngoài ra, Ấn Độ cũng đã vận hành các tàu ngầm do nước ngoài sản xuất.

Thực tế, từ năm 1988 đến năm 1991 Ấn Độ đã thuê tàu ngầm tên lửa đạn đạo (SSBN) đầu tiên của mình từ Liên Xô và vào năm 2019, New Delhi cũng ký hợp đồng trị giá 3 tỷ USD để thuê tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân (SSN) lớp Akula-1 từ Nga trong thời gian 10 năm.

Thỏa thuận giữa Ấn Độ và Nga được ký kết sau hai năm đàm phán về giá cả và nhiều khía cạnh hỗ trợ khác nhau.

Theo kế hoạch, Nga sẽ giao chiếc tàu ngầm, được đặt tên là Chakra III, cho Hải quân Ấn Độ vào năm 2025.

Kể từ khi ký thỏa thuận đó, New Delhi đã tìm cách có được chiếc SSN thứ hai từ Nga, vì nó sẽ cho phép Hải quân Ấn Độ vận hành hai nhóm tác chiến tàu sân bay độc lập. Ấn Độ hiện đang tìm cách đưa vào sử dụng tàu sân bay nội địa đầu tiên - INS Vikrant, vào cuối năm nay.

Tại sao Ấn Độ rất thích thuê các tàu ngầm hạt nhân của Nga? - Ảnh 1.

Tàu ngầm lớp Akula

CÁC NHIỆM VỤ CHỦ YẾU

Ngoài việc phục vụ như một phần của lực lượng tấn công tàu sân bay, các tàu SSN có thể thực hiện nhiệm vụ hộ tống cùng với hạm đội 4 chiếc SSBN lớp Arihant, tất cả đều sẽ được đưa vào hoạt động vào cuối thập kỷ này.

Các tàu SSN do Nga sản xuất có thể ở lại và hoạt động dưới nước gần như vô thời hạn và sức chịu đựng của chúng chỉ bị giới hạn bởi nguồn cung cấp thực phẩm cho thủy thủ đoàn.

Chúng có thể được trang bị một loạt vũ khí chiến thuật, gồm ngư lôi, tên lửa hành trình chống hạm và tên lửa tấn công đất liền, nhưng sẽ không được trang bị tên lửa hạt nhân tầm xa vì các hiệp ước quốc tế và cũng vì các tàu ngầm như vậy không được sử dụng trong các cuộc tuần tra răn đe.

Không rõ liệu cuộc chiến của Nga ở Ukraine có ảnh hưởng đến thời gian chuyển giao Chakra-III hay không, hoặc Moscow thậm chí còn có khả năng cung cấp SSN thứ hai như mong muốn của Ấn Độ hay không.

Tại sao Ấn Độ rất thích thuê các tàu ngầm hạt nhân của Nga? - Ảnh 2.

Tàu ngầm Đề án 971 của Nga

Được thiết kế vào cuối những năm 1970 và phát triển vào đầu những năm 1980, tàu ngầm Akula kết hợp một hệ thống thân tàu kép gồm thân tàu áp suất bên trong và thân tàu “nhẹ” bên ngoài.

Điều này về cơ bản cho phép tự do hơn trong thiết kế hình dạng bên ngoài của thân tàu, dẫn đến việc tàu ngầm có sức nổi dự trữ nhiều hơn so với các tàu ngầm tấn công của phương Tây cùng thời.

15 trong số 20 tàu ngầm theo kế hoạch đã được đóng và hoàn thiện bởi Công ty Cổ phần Nhà máy Đóng tàu Amur tại Komsomolsk-on-Amur và bởi công ty Sevmash tại xưởng đóng tàu Severodvinsk.

Năm tàu bổ sung đã được đặt đóng nhưng một số đã bị hủy bỏ trong quá trình xây dựng và hai trong số các tàu này được sử dụng trong quá trình hoàn thiện các tàu ngầm tên lửa đạn đạo chạy bằng năng lượng hạt nhân lớp Borei Yury Dolgoruky và Alexander Nevsky.

Bảy tàu ngầm Akula-I được đưa vào hoạt động từ năm 1986 đến năm 1992 trong khi 3 tàu Akula Cải tiến được đưa vào hoạt động từ năm 1992 đến 1995. Việc đóng các tàu sau này thường bị đình chỉ do thiếu kinh phí trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế của Nga.

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM