Sức nóng từ xung đột Ukraine lên cả vũ trụ: Không thể phóng vệ tinh vì lý do "lãng xẹt"

Hữu Hiển | 05-03-2022 - 16:18 PM

(Tổ Quốc) - Chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine bắt đầu từ ngày 24/2 đã có ảnh hưởng tiêu cực đối với các hoạt động vũ trụ trên khắp thế giới.

Theo trang tin công nghệ CNET, lô vệ tinh băng thông rộng tiếp theo của công ty OneWeb (Anh) sẽ không được cất cánh từ Sân bay vũ trụ Baikonur ở Kazakhstan trong tuần này, vì căng thẳng vẫn ở mức cao giữa Nga và các nước phương Tây, liên quan tới chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine. Kế hoạch phóng vệ tinh này dự kiến được thực hiện vào thứ Bảy 5/3.

Sức nóng từ xung đột Ukraine lên cả vũ trụ: Không thể phóng vệ tinh vì lý do lãng xẹt - Ảnh 1.

Tên lửa Soyuz chuẩn bị phóng vệ tinh OneWeb từ Kazakhstan vào năm 2020. Ảnh: OneWeb

Kế hoạch phóng vệ tinh bị đình chỉ

Mới đây, công ty OneWeb có trụ sở tại London đã đưa ra một tuyên bố ngắn gọn như sau: "Hội đồng quản trị OneWeb đã bỏ phiếu để đình chỉ tất cả các kế hoạch phóng vệ tinh tại Baikonur".

Đây là phản ứng được đưa ra nhằm đáp lại tối hậu thư từ người đứng đầu Cơ quan Hàng không Vũ trụ Nga (Roscosmos) Dmitry Rogozin.

Sức nóng từ xung đột Ukraine lên cả vũ trụ: Không thể phóng vệ tinh vì lý do lãng xẹt - Ảnh 2.

Giám đốc Cơ quan Hàng không Vũ trụ Nga (Roscosmos) Dmitry Rogozin. Ảnh: AP

Trước đó, Giám đốc Roscosmos Dmitry Rogozin cho biết, cơ quan này sẽ không thực hiện thêm bất kỳ nhiệm vụ OneWeb nào bằng tên lửa Soyuz của Nga trừ khi chính phủ Anh bán cổ phần của mình trong công ty và OneWeb đảm bảo hệ thống vệ tinh của họ sẽ không được sử dụng cho mục đích quân sự.

Theo CNET, vào năm 2020, chính phủ Anh đã hợp tác với gã khổng lồ viễn thông Ấn Độ Bharti để mua lại OneWeb lúc đó đang gặp khó khăn về tài chính. Mặc dù khó khăn, công ty này vẫn đặt mục tiêu cạnh tranh với Starlink của tỷ phú Elon Musk.

Lời đe dọa của giám đốc Roscosmos được đưa ra sau khi ông Musk thông báo rằng hệ thống vệ tinh Starlink đã được kích hoạt ở Ukraine và SpaceX bắt đầu vận chuyển các thiết bị thu tín hiệu mới tới quốc gia đang có chiến sự này.

Ông Rogozin cho biết trên kênh truyền hình nhà nước Nga Tass: "Chúng tôi rất nghi ngờ về việc OneWeb sẽ hành xử như thế nào trong tình huống như vậy khi chính phủ [Anh] là cổ đông nắm quyền kiểm soát".

Chính phủ Anh thực tế không phải là cổ đông lớn nhất của OneWeb. Bharti nắm giữ gấp đôi vốn chủ sở hữu trong công ty này; Eutelsat và Softbank cũng là những cổ đông đáng kể.

Bộ trưởng Kinh doanh và Năng lượng Vương quốc Anh Kwasi Kwarteng đã nói rõ trên Twitter hôm thứ Tư rằng nước này sẽ tiếp tục nắm giữ cổ phần của mình.

"Không có cuộc thương lượng nào về OneWeb: Chính phủ Anh không bán cổ phần của mình. Chúng tôi đang liên lạc với các cổ đông khác để thảo luận về các bước tiếp theo", ông Kwarteng viết.

Bharti đã không trả lời yêu cầu bình luận của CNET.

Hoạt động vũ trụ trên khắp thế giới cũng ảnh hưởng

Chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine bắt đầu từ ngày 24/2 đã có ảnh hưởng tiêu cực đối với các hoạt động vũ trụ trên khắp thế giới.

Sức nóng từ xung đột Ukraine lên cả vũ trụ: Không thể phóng vệ tinh vì lý do lãng xẹt - Ảnh 3.

Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS. Ảnh: Wikipedia

Sứ mệnh ExoMars - được phát triển với sự hợp tác giữa Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) và Roscosmos - hiện đã hủy kế hoạch khởi động trong năm nay do ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt của châu Âu đối với Nga.

Nga cũng đã ngừng tất cả các vụ phóng tên lửa Soyuz từ sân bay vũ trụ của châu Âu ở Guiana thuộc Pháp và ngừng vận chuyển động cơ tên lửa tới Mỹ.

Tuần trước, ông Rogozin đã đe dọa sẽ thả rơi Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) xuống Mỹ hoặc châu Âu để "trả đũa" các lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây. Ngay lập tức, ông chủ SpaceX Elon Musk đã lên Twitter nói rằng, tình nguyện để tàu vũ trụ SpaceX đảm nhận công việc điều khiển ISS - hiện đang được thực hiện với sự hỗ trợ của các động cơ của Nga.

Trong khi đó, ba nhà du hành vũ trụ Nga sẽ lên ISS trong tháng này ngay trước khi hai nhà du hành vũ trụ Nga khác và một nhà du hành vũ trụ NASA (Mỹ) quay trở lại Trái đất trên một con tàu Soyuz.

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM

Tết an vui với ưu đãi miễn phí bảo dưỡng từ Panasonic

Dịp cuối năm là thời điểm mỗi gia đình đều chú trọng tân trang cho ngôi nhà của mình cũng như quan tâm đến sức khỏe cho các thành viên. Hiểu được mong muốn đó, Panasonic triển khai chương trình chăm sóc khách hàng thường niên 2024 với nhiều ưu đãi hấp dẫn, giúp bạn và cả nhà chuẩn bị một mùa Tết khỏe mạnh và an lành.