Sữa chua luôn là món ăn ngon bổ dưỡng tốt cho đường tiêu hoá, cung cấp đầy đủ canxi cho sự phát triển của xương khớp không chỉ ở người lớn mà còn cả trẻ nhỏ. Trong sữa chua chứa chất đường, đạm, chất béo, canxi, một số loại vitamin, DHA. Không chỉ vậy, sữa chua chứa acid lactic và giữ lại canxi giúp thúc đẩy sự hấp thụ canxi.
Tuy nhiên, món ăn nào cũng vậy, bố mẹ nên tìm hiểu công dụng và liều lượng trước khi cho bé ăn.
1. Ăn sữa chua vào thời điểm nào là tốt nhất?
- Sau bữa ăn từ 1 – 2 giờ: lợi khuẩn phát triển tốt hơn. Vì lúc này dịch vị dạ dày đã bị loãng, độ PH trong dạ dày sẽ là môi trường thích hợp cho lợi khuẩn phát triển tối đa nên tốt hơn cho sức khỏe rất nhiều.
- Buổi xế chiều: chống bức xạ và giảm căng thẳng. Hàm lượng vitamin B cao trong sữa chua sẽ giúp cơ thể tăng sức đề kháng chống lại những tổn hại do bức xạ do các thiết bị điện tử gây ra. Trong thời kì mà xung quanh trẻ toàn là máy tính, điện thoại thông minh... thì tác dụng này của sữa chua thực sự rất cần thiết.
- Buổi tối trước khi ngủ 1-2 tiếng: hấp thụ canxi tốt nhất. Hàm lượng canxi trong sữa chua tương đương với sữa thường. Đặc biệt nhờ hàm lượng acid lactic cao và khả năng giữ canxi hiệu quả nên sữa chua thúc đẩy cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn.
Trong khi đó, thời điểm từ nửa đêm đến rạng sáng, các nhân tố ảnh hưởng tới việc hấp thụ canxi tương đối ít nên rất có lợi cho việc hấp thụ canxi cho cơ thể. Do đó, trước khi ngủ 1-2 tiếng là thời điểm ăn sữa chua tốt nhất cho cơ thể hấp thụ canxi tối đa góp phần giúp xương chắc khỏe và tăng chiều cao hơn hẳn.
2. Cho trẻ ăn sữa chua từ 7 tháng và phù hợp với độ tuổi
Do các bé còn nhỏ, hệ tiêu hóa còn rất non nớt, chính vì vậy bạn nên cho trẻ ăn sữa chua khi trẻ đủ 7 tháng tuổi với liều lượng phù hợp như sau:
- 6-10 tháng: 50 gram/ngày.
- 1-2 tuổi: 80 gram/ngày.
- Trên 2 tuổi: 100 gram/ngày.
- Đới với các bé đã lớn bạn có thể cho bé ăn nhiều hơn 100 gram sữa chua/ngày nhưng cũng không nên ăn nhiều quá bởi nó sẽ gây ra những triệu chứng rối loạn tiêu hóa.
3. Không nên cho trẻ ăn sữa chua khi trẻ đang đói
Khi đói, độ pH trong dạ dày chỉ bằng 2, do đó nếu ăn sữa chua lúc này thì các vi khuẩn có lợi trong sữa chua bị tiêu diệt. Sau khi ăn, dạ dày co bóp mạnh, độ pH tăng lên, đó chính là môi trường tuyệt vời để các vi khuẩn có lợi trong sữa chua hoạt động tốt.
4. Không cho trẻ ăn sữa chua đã được làm nóng
Không nên làm nóng sữa chua cho bé ăn, bởi vì sau khi làm nóng, vi khuẩn có lợi nhất trong sữa chua bị giết chết. Hơn nữa khẩu vị và cảm giác đều thay đổi, giá trị dinh dưỡng và chức năng bảo vệ sức khỏe cũng sẽ giảm thấp. Hãy bảo quản sữa chua trong tủ lạnh khi mua về và sử dụng trong vòng hai tuần lễ.
5. Vệ sinh răng miệng sau khi ăn sữa chua
Đánh răng cho bé khi ăn sữa chua vào buổi tối:Sau khi ăn sữa chua, đặc biệt là buổi tối, các mẹ cần vệ sinh răng miệng cho bé bởi một số vi khuẩn trong sữa chua và một số chất có tính axit sẽ làm tổn hại đến men răng.
6. Không nên cho bé dùng sữa chua chung với các loại thuốc
Khi bé đang phải dùng thuốc kháng sinh thì tốt nhất không nên cho bé dùng sữa chua chung với các loại thuốc. Bởi những chất có trong kháng sinh có thể tiêu diệt hết những vi khuẩn có lợi trong sữa chua.