Đằng sau căn bệnh tự kỷ cùng cuộc sống không mấy vui vẻ là một trí tuệ siêu phàm
Adhara Pérez sinh năm 2012 trong một gia đình bình thường tại thành phố Veracruz, Mexico.
Ngay từ nhỏ, cô bé Adhara đã có những biểu hiện khác thường. Và khi thấy con gái mình cư xử khác với những đứa trẻ cùng tuổi, mẹ của cô, Nallely Sánchez đã rất lo lắng và đưa con mình đi kiểm tra.
Kết quả "bất ngờ đến bật ngửa" khiến trái tim của người mẹ tan vỡ. Adhara được chẩn đoán mắc hội chứng Asperger khi mới 3 tuổi. Đây là một hội chứng nằm trong phổ tự kỷ và ảnh hưởng đến tương tác xã hội qua lại, giao tiếp bằng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, theo Liên đoàn Asperger Tây Ban Nha.
Những người mắc chứng này có đặc điểm là suy nghĩ không linh hoạt, tức là họ không hiểu phép ẩn dụ hoặc nghĩa kép. Thật không may, điều này đã trở thành một vấn đề lớn đối với Adhara.
Ở trường, Adhara đã phải chịu đựng sự bắt nạt từ những người bạn cùng lớp, bị gọi bằng nhiều biệt danh miệt thị và cả những lời nhận xét không hay từ các giáo viên, thậm chí Adhara còn bị nhốt vào trong tủ khiến cô bé sợ hãi.
Sự bắt nạt tập thể khiến Adhara bị suy sụp tinh thần. Cô bé bị trầm cảm, từng lên cơn co giật và không muốn đến trường. Cũng may là mẹ của Adhara, bà Nalley Sanchez rất tâm lý và thương yêu con.
Mẹ của Adhara Pérez Sánchez, bà Nanelly, cho biết con gái mình có một tuổi thơ không dễ dàng, Adhara đã rất buồn, thậm chí không muốn đến trường nữa.
"Giáo viên từng gửi tin nhắn, bảo tôi về việc con gái ngủ gật trong lớp. Tôi đã phải chứng kiến cảnh con tự chơi trong ngôi nhà nhỏ. Rồi họ khóa luôn cánh cửa, nhốt con trong đó và bắt đầu gọi con là kẻ lập dị, còn đánh con nữa. Tôi không muốn con mình phải chịu đựng những việc như vậy. Con bé cũng bày tỏ không muốn tới trường".
Ở trường, Adhara đã phải chịu đựng sự bắt nạt từ những người bạn cùng lớp, bị gọi bằng nhiều biệt danh miệt thị và cả những lời nhận xét không hay từ các giáo viên, thậm chí Adhara còn bị nhốt vào trong tủ khiến cô bé sợ hãi.
Sau những sự việc đó bà cho rằng nền giáo dục hiện tại không phù hợp với con nên đã đăng ký cho Adhara vào Trung tâm Dịch vụ Tài năng (CEDAT). Nơi đây chính là bước đệm mở ra thiên phú của cô bé.
Theo NBC, năm 4 tuổi, Adhara Pérez Sánchez làm bài kiểm tra chỉ số thông minh và đạt IQ 162, cao hơn hai nhà Vật lý thiên tài Albert Einstein và Stephen Hawking.
Trong khi bạn bè vẫn còn khó khăn trong việc tính toán bài vở lớp 1 thì Adhara Pérez Sánchez đã học xong chương trình trung học phổ thông và chuẩn bị bước vào ngưỡng cửa đại học khi mới 8 tuổi.
Ngưỡng mộ bé gái chuẩn bị vào đại học ở tuổi lên 8, Adhara Pérez Sánchez đã được hiệu trưởng Trường Đại học Arizona đích thân viết thư mời nhập học. Trong thư, hiệu trưởng Robert Robbins, viết rằng: "Chúng tôi có rất nhiều các chương trình khoa học vũ trụ nổi bật, bạn sẽ có nhiều cơ hội được nghiên cứu và học tập bên cạnh những chuyên gia hàng đầu thế giới".
Nhận được thư mời Adhara rất vui, sau đó cô bé nhận lời tham gia học tập tại trường đại học và theo học song song 2 ngành Kỹ thuật hệ thống và Toán học tại Universidad CNCI ở Mexico.
Thời gian trước đó, Adhara từng đến thành phố Tijuana (Mexico) để thuyết trình về hố đen vũ trụ tại hội thảo cho trẻ em do Viện Nghệ thuật & Văn hóa tổ chức. Những quan khách có mặt trong buổi hội thảo đã vô cùng kinh ngạc vì Adhara sở hữu khối kiến thức khổng lồ so với tuổi.
Adhara Pérez Sánchez vui vẻ nói: "Em phải ở đó 3 tháng để học và làm quen với việc nghe, nói tiếng Anh".
Thần đồng Mexico từng có bài thuyết trình khiến mọi người ngỡ ngàng.
Adhara còn xuất bản một cuốn sách về những trải nghiệm của mình với tên gọi "Đừng từ bỏ".
"Đừng bao giờ từ bỏ. Nếu bạn không thích nơi ở hiện tại, hãy lên kế hoạch để chuyển đến nơi mình thích".
Bên cạnh đó, Adhara còn phát triển một chiếc vòng đeo tay thông minh có khả năng theo dõi cảm xúc của những đứa trẻ. Từ đó chiếc vòng dự đoán và ngăn chặn các cơn động kinh cũng như các vụ bùng nổ cảm xúc khác.
Hiệu trưởng Robert còn ngỏ ý sẽ để Adhara Pérez Sánchez tham gia vào dự án Khoa Thiên văn học hoặc học tập trong phòng thí nghiệm khoa học mặt trăng và các hành tinh.
Ở tuổi lên 9, Adhara cũng sở hữu ngoại hình bình thường như bao đứa trẻ khác: khuôn mặt nhỏ nhắn, mái tóc đen dài, đôi mắt sáng. Tuy nhiên ẩn sau vẻ nhỏ bé đó là một trí tuệ phi phàm.
Giấc mơ thay đổi thế giới của thiên tài
Thay vì mê mải chơi game như bao bạn cùng lứa, cô bé Adhara lại mê học và đọc sách hàn lâm. Chủ đề mà Adhara hay tìm đọc là vật lý học thiên thể.
"Em muốn trở thành phi hành gia để thay đổi thế giới ", Adhara Pérez Sánchez, thần đồng 8 tuổi được mệnh danh "Einstein nhí của Mexico", chia sẻ với đài truyền hình Mexico.
Giấc mơ trở thành phi hành gia của cô gái nhỏ
Ước mơ lớn nhất của Adhara là được đến Mỹ du học và trở thành phi hành gia. Ngoài ra, em còn hy vọng có thể làm việc tại NASA và du hành lên sao Hỏa.
Đại học Arizona và cả Đại học Rice đã mời cô bé đến nghiên cứu vật lý thiên văn. Tuy nhiên, điều đó sẽ không dễ dàng về mặt tài chính của gia đình nhưng cha mẹ cô bé vẫn cố gắng để giúp con gái đạt được ước mơ.
Đề tiến gần hơn đến với ước mơ cũng như mở rộng kiến thức của mình, Adhara tham gia rất nhiều chương trình, hội thảo về thiên văn học, trong đó có Chương trình Hàng không và Vũ trụ Quốc tế (IASP), một sự kiện được tổ chức tại Alabama, Hoa Kỳ. Ở đó, cô có cơ hội học hỏi từ các chuyên gia hàng không vũ trụ, cũng như trình bày một dự án của bản thân. Ngoài ra, cô bé còn từng đến thăm Trung tâm Không gian Johnson của NASA ở Texas.
Từ một cô bé mắc hội chứng Asperger, Adhara giờ thậm chí lọt vào danh sách 100 phụ nữ quyền lực nhất ở Mexico theo báo Forbes México.
Có thể nói thành công của Adhara, ngoài do trí tuệ thiên bẩm sẵn có thì còn một phần nhờ sự giáo dục đúng cách của người mẹ. Không có đứa trẻ nào kém cỏi, chỉ là chúng ta chưa phát hiện hết tiềm năng và chưa đánh thức được tiềm năng của trẻ. Trường hợp của Adhara chính là một ví dụ điển hình.
Dù con bị chẩn đoán mắc Hội chứng Asperger nhưng bà Sanchez chưa bao giờ thất vọng mà luôn bên cạnh, quan tâm và để ý đến sự phát triển của con. Nhờ đó mà Adhara được giáo dục đúng cách và có thể "đâm chồi, nảy lộc".
Người mẹ này cho rằng, nếu thấy con kém cỏi hơn bạn bè, bố mẹ chớ vội thất vọng. Bởi có thể, trẻ kém cỏi là do người lớn chúng ta đang chưa tìm ra cách giáo dục phù hợp. Hãy kiên nhẫn và đồng hành cùng con để tìm ra môi trường phù hợp nhất cho con phát triển hết tài năng.
Tổng hợp theo Entrepreneur, The People