Sinh viên và phụ huynh cần chuẩn bị gì khi tiếp cận tư duy quốc tế về giáo dục đại học

Quang Vũ | 10-01-2023 - 11:30 AM

Môi trường kinh doanh thay đổi hoàn toàn, thị trường lao động quốc tế đòi hỏi thêm nhiều nhóm kỹ năng mới ở một nhân sự chuyên nghiệp.

Tư duy "nghề chọn người" hay "hậu duệ, quan hệ, tiền tệ" cũng đã lỗi thời. GenZ cần làm gì để "nạp" tư duy quốc tế khi chọn con đường học tập là cách đi tắt đón đầu thị trường lao động quốc tế?

Sự thay đổi của môi trường kinh doanh và thực trạng đáp ứng của sinh viên Việt Nam

"Covid-19 đã thay đổi hoàn toàn cách chúng ta sống và làm việc buộc các tổ chức, doanh nghiệp phải chuyển đổi số trong vòng 2 tháng thay vì 2 năm như trước kia. Môi trường kinh doanh cũng thay đổi từ physically sang virtually" - Bà Tú Quyên - Giám đốc điều hành Microsoft Việt Nam tổng kết sự thay đổi môi trường kinh doanh hiện tại và 3-7 năm tới.

Môi trường kinh doanh không còn như trước kéo theo những năng lực, kỹ năng, kiến thức và cách tiếp cận trong công việc buộc phải thay đổi. Bà Xuân Liên - Thành viên HĐQT PNJ thừa nhận: "Mọi thứ thay đổi nhanh đến mức những gì mới vừa biết và đôi lúc chưa kịp biết nhanh chóng lỗi thời. Vì thế, chúng ta cần chú ý xây dựng kỹ năng nền là khả năng quan sát để linh động nắm bắt thời cuộc, xoay chuyển tình thế".

Sinh viên và phụ huynh cần chuẩn bị gì khi tiếp cận tư duy quốc tế về giáo dục đại học - Ảnh 1.

Các diễn giả cùng đại diện trường Đại Học Văn Lang tại sự kiện công bố nhận diện thương hiệu của trường ngày 22.12

Thực tế biến động phức tạp nhưng theo đánh giá của các chuyên gia: Học sinh, sinh viên Việt Nam vẫn tiếp cận mọi thứ một cách đơn lẻ và thiếu đi tính đa chiều, giải quyết vấn đề tổng thể bằng tư duy cục bộ, tiếp nhận vấn đề của quá khứ và hiện tại nhưng chưa đủ kỹ năng và năng lực để phân tích, dự đoán tương lai. Kỹ năng thể hiện bản thân, chân thật với chính mình cũng như kỹ năng giải quyết các mâu thuẫn và xung đột trong môi trường làm việc cũng còn yếu và thiếu.

Và lý do không ở đâu khác chính là từ kiến thức và phương pháp được học khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Tất nhiên việc dự đoán, đón đầu và trang bị những năng lực, kỹ năng, kiến thức, và cách tiếp cận trong công việc cho sinh viên trong tương lai là rất khó. Nhưng theo ông Nguyễn Cao Trí - Chủ tịch Tập đoàn Giáo dục Văn Lang, đây cũng là vai trò của một tổ chức giáo dục đại học: nghiên cứu, dự báo, tham vấn và định hướng cho tương lai.

Góc nhìn mới về giáo dục đại học GenZ cần biết để tự tin hòa nhập quốc tế

Đạt giải học sinh giỏi văn nhưng quyết thi Tài chính. Vào trường rồi mới thấy đuối vì không theo nổi các môn liên quan đến số không phải sở trường.

Chọn học Ngân hàng vì nhà có người thân sau ra trường dễ nhờ xin việc. Theo học rồi mới phát hiện ra hợp làm Du lịch.

Học Dược nhưng đam mê kinh doanh trên TikTok hơn.

Tốt nghiệp Kiểm toán đi làm Content Creator (sáng tạo nội dung) ở Agency.

Tình cảnh hối hận vì nhắm mắt chọn ngành, học nhiều nhưng làm trái nghề chẳng phải chuyện mới hay hiếm gặp. Thậm chí, theo một khảo sát của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP HCM năm 2019, khoảng 60% sinh viên chọn sai ngành học, 75% thiếu hiểu biết về ngành nghề đã chọn.

Nguyên nhân đến từ tư duy cứng nhắc trường có danh tiếng thì bằng cấp được coi trọng, cứ học giỏi trước còn làm gì thì tính sau. Học sinh, sinh viên thiếu đi bước tìm hiểu bản thân, tìm hiểu trường cũng như ngành học, thiếu kiến thức định hướng tương lai và thiếu tư duy phản biện để biết điều gì thật sự hợp với bản thân và quan trọng để tập trung đầu tư. Trong khi đó, thị trường lao động ngày càng khắc nghiệt, học giỏi là chưa đủ.

Đó là lý do, các chuyên gia đều đồng thuận rằng, thế hệ sinh viên tương lai cần được đặc biệt đào tạo thêm kỹ năng chuẩn quốc tế để tự tin gia nhập thị trường lao động ngày càng khắc nghiệt.

"Mọi thanh niên học xong đại học cần làm chủ kỹ năng công nghệ tối thiểu dù tốt nghiệp đại học chuyên ngành nào" - Bà Tôn Nữ Thị Ninh - Chủ tịch Quỹ Hòa bình và Phát triển TP.HCM khẳng định.

Sinh viên và phụ huynh cần chuẩn bị gì khi tiếp cận tư duy quốc tế về giáo dục đại học - Ảnh 2.

Cận cảnh sinh viên Văn Lang đang thực hành chuyên ngành liên quan đến thực tế ảo

Ông Cao Trí bổ sung thêm 2 nhóm kỹ năng: Tư duy phức tạp và kỹ năng xã hội, trí khôn cảm xúc. Ông giải thích: "Nhiều công việc đang dần bị thay thế bởi máy móc, AI. Tất yếu, nhân sự phải trang bị thêm các kỹ năng của thế kỷ 21 để xử lý những công việc mà máy móc không làm được. Và trong thời của máy, con người phải cảm nhiều hơn".

Bên cạnh đó các chuyên gia cũng nhắc đến các nhóm năng lực: Phân tích và tổng hợp, sáng tạo, hợp tác, tự định hướng thích nghi, làm chủ cảm xúc, giao tiếp hiệu quả và thấu cảm, khả năng cơ bản/ sinh tồn và làm chủ công nghệ số. Trong kỹ năng chuẩn quốc tế, bà Tôn Nữ Thị Ninh không quên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đào tạo bản sắc văn hóa, căn tính Việt.

Bà Xuân Liên gợi ý: "Để trang bị được kỹ năng quốc tế, sinh viên cần tìm hiểu và theo đuổi những môi trường có thể đem đến cơ hội việc làm rộng mở để thích nghi với cuộc sống, công việc nhanh hơn tốt hơn".

"Chuẩn quốc tế" trong giáo dục bậc Đại học tại Việt Nam

Để đón đầu thay đổi của thời đại, để sinh viên học xong sẵn sàng gia nhập thị trường lao động không biên giới, trường Đại học Văn Lang xác định chỉ có một cách duy nhất là phải trang bị được cho sinh viên kỹ năng, kiến thức và cả tư duy chuẩn quốc tế. Tất cả hội tụ trong một chuẩn duy nhất cho tất cả - "chuẩn quốc tế".

Sinh viên và phụ huynh cần chuẩn bị gì khi tiếp cận tư duy quốc tế về giáo dục đại học - Ảnh 3.

Sinh viên Việt Nam và Hàn Quốc trong lớp học khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Hàn Quốc

Cụ thể, tính tới năm 2022, Đại học Văn Lang đã có 66 ngành và hơn 100 chương trình đào tạo sở hữu chương trình giảng dạy đối sánh với các trường thuộc top 100-200 trên thế giới; Chương trình, giáo trình giảng dạy chú trọng vào định hướng nghiên cứu, kiến tạo tri thức mới và phát triển đa dạng các chương trình liên kết với các trường đại học top đầu thế giới; Cơ sở vật chất chất lượng 5* theo chuẩn QS. Tất cả đều hướng tới mục tiêu kiến tạo môi trường quốc tế cho sinh viên ngay từ lúc đi học, tự tin hội nhập môi trường làm việc quốc tế dù ở Việt Nam hay nước ngoài sau khi ra trường.

Sinh viên và phụ huynh cần chuẩn bị gì khi tiếp cận tư duy quốc tế về giáo dục đại học - Ảnh 4.

Sinh viên khoa Răng Hàm Mặt thực hành với trang thiết bị hiện đại dưới sự hướng dẫn của giảng viên

Cô Băng Tâm, phụ huynh có con đang theo học tại Đại học Văn Lang chia sẻ: "Sau buổi tọa đàm và những chia sẻ của chuyên gia, cô rất yên tâm với chương trình "chuẩn quốc tế" mà các con được thụ hưởng. Bên cạnh đào tạo chuyên ngành, các con được hướng dẫn những kỹ năng của thế kỷ 21 mà bất kỳ công việc nào trong tương lai nào cũng cần để không bị hụt hơi trước những thay đổi chóng mặt của thế giới. Đây là điều không phải gia đình nào hay trường đại học nào cũng làm được".

Giáo dục bên cạnh nuôi dưỡng và khai phá tiềm năng, tài năng của mỗi cá nhân để họ trở thành phiên bản hoàn thiện tốt nhất của chính mình còn là trải nghiệm. Và Đại học Văn Lang đang làm tốt cả hai điều đó bằng cách tạo điều kiện cho sinh viên Việt Nam học tập và thực hành theo chuẩn quốc tế, tự tin gia nhập thị trường lao động thế giới.

Để biết thêm chi tiết về các hoạt động của Đại học Văn Lang, vui lòng truy cập:

Website: https://www.vlu.edu.vn/

Fanpage: https://www.facebook.com/truongdaihocvanlang

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM

Marketing - ngành học chưa bao giờ hạ nhiệt

Trong nền kinh tế hội nhập, doanh nghiệp nào cũng cần đến bộ phận Marketing để định vị chỗ đứng trên thị trường kinh doanh và kết nối khách hàng rộng rãi. Một nhãn hàng mỹ phẩm mới ra mắt hay một thương hiệu trà sữa muốn giới thiệu món uống mới thành công đều cần từng bước phân tích đến xây dựng chiến lược khéo léo, sáng tạo.