Zion Clark vốn là một người khuyết tật bẩm sinh không có chân. Từ khi sinh ra anh đã được mặc định sẵn là cả đời không thể làm được gì. Nhưng Zion không chấp nhận số phận của mình. Anh đã từng tạo kỷ lục đi 32km bằng xe lăn trong 1 giờ. Năm 2021, anh còn phá kỷ lục Guinness thế giới về chạy 20m bằng tay chỉ trong 4,78 giây, trở thành người chạy nhanh nhất thế giới bằng tay.
Tất cả những chuyện này tưởng chừng là điều không thể với Zion, nhưng nó đã thật sự xảy ra. Vậy chính xác thì Zion Clark đã trải qua những gì, luyện tập như thế nào để có được thành công như ngày hôm nay? Hôm nay, chúng ta sẽ đi tìm hiểu về cuộc đời đầy khắc nghiệt của con người nghị lực!
Tuổi thơ khốn khó, tìm thấy ý nghĩa cuộc đời
Zion Clark sinh năm 1997 ở Columbus, Ohio. Ngay từ khi mới sinh ra, Zion đã mắc phải hội chứng chùm đuôi ngựa (CES), không có chân. Cuộc đời anh được mọi người mặc định là vô dụng, không có ý nghĩa gì. Không những không có phần thân dưới, mà ngay cả cột sống cũng bị biến dạng, chỉ có thể thông qua nhiều lần phẫu thuật để chỉnh hình lại. Thậm chí, Zion còn được lắp đặt ruột và niệu đạo nhân tạo. May mắn thay, Zion đã vượt qua tất cả và tiếp tục sống sót.
Nhưng cuộc đời vốn rất bất công. Tuy đã được cứu sống nhưng Zion lại bị chính cha mẹ ruột của mình tàn nhẫn ruồng bỏ. Và cũng chính từ giây phút đó, tuổi thơ kinh hoàng của Zion mới thực sự bắt đầu.
Trong vài năm sau đó, Zion lần lượt được 7 gia đình nhận nuôi, nhưng nhận nuôi chẳng được bao lâu, họ lại lần lượt vứt bỏ anh. Trong khi những đứa trẻ khác được hưởng thụ sự quan tâm chăm sóc của cha mẹ và có một thơ vô lo vô nghĩ, thì Zion lại phải ăn nhờ ở đậu nhà người khác chịu bao nhiêu uất ức.
Sau khi bị cha mẹ vứt bỏ, Zion lần lượt được 7 gia đình nhận nuôi, nhưng lại không có một gia đình nào thực sự yêu thương và quan tâm Zion. Zion cứ được nhận nuôi rồi lại bị vứt bỏ như vậy trong mấy năm liền, đến cuối cùng không còn ai nguyện ý nhận nuôi Zion nữa, và anh bị đưa vào trại trẻ mồ côi. Mặc dù ở trại trẻ mồ côi, Zion vẫn không được yêu thương như cũ nhưng ít nhất anh không còn bị ngược đãi như trước và được lớn lên một cách an toàn.
Tuy nhiên, vì là khuyết tật bẩm sinh, có vẻ ngoài không giống người khác nên Zion thường xuyên bị các bạn khác chế giễu, miệt thị, cô lập và bắt nạt. Điều này khiến Zion hình thành tính cách khá cô độc và cực đoan. Điều ước lớn nhất của Zion chính là có thể trở thành một đứa trẻ bình thường như bao đứa trẻ khác, nên anh đã tập đeo chân giả. Zion nghĩ rằng chỉ cần đeo chân giả thì anh sẽ có chân và trở thành người bình thường và không bị chê cười nữa. Do đó, dù đeo chân giả rất đau đớn, dù cơ thể cọ sát với chân giả đến bật máu, Zion cũng nghiến răng không bỏ cuộc.
Tuy nhiên, nỗ lực và kiên trì của Zion không được mọi người nhìn nhận. Nhìn thấy tư thế đi đứng khó khăn của anh, người cười nhạo anh ngày càng nhiều. Họ nói anh là đồ què quặt, đồ dị hợm. Và ai cũng nghĩ rằng, cuộc đời của Zion sẽ mãi bị cười nhạo như vậy thôi, nhưng Donahue đã xuất hiện và mang ánh sáng đến với cuộc đời của Zion.
Khi Zion 8 tuổi, trong một lần bị những đứa trẻ khác bắt nạt, Donahue, một giáo viên dạy mĩ thuật đã đứng ra giúp Zion. Donahue không chỉ là giáo viên dạy mĩ thuật mà còn là một huấn luyện viên đấu vật với hơn chục năm kinh nghiệm giảng dạy. Nhìn thấy dáng người nhỏ bé yếu ớt của Zion, Donahue đã rất thương xót và quyết định giúp đỡ anh.
Donahue cổ vũ Zion, nói với Zion rằng việc anh không có chân không phải lỗi của anh, và đôi tay của anh có thể đi lại và làm những việc khác, anh vốn không phải là một người kém cỏi. Đồng thời, Donahue cũng ngỏ ý muốn dạy Zion đấu vật.
Dưới sự giúp đỡ của Donahue, Zion, 8 tuổi, bắt đầu tập luyện đấu vật. Điều đầu tiên Donahue dạy Zion là để anh cởi bỏ chân giả, để anh là chính mình và không quan tâm đến người khác.
Bạn khó có thể tưởng tượng việc tập luyện của Zion khó khăn như thế nào. Nhưng một người không có chân có thể tự chăm sóc bản thân mà không cần người khác chăm sóc, đó đã là một kỳ tích. Còn việc dấn thân vào con đường đấu vật là điều mà không ai dám nghĩ tới, nhưng Zion quyết tâm làm được. Anh đã phải đổ mồ hôi gấp 10 lần người bình thường, đường đường chính chính bước vào con đường đấu vật.
Donahue cũng điều chỉnh bài huấn luyện phù hợp nhất với Zion, đồng thời cũng không giảm cường độ luyện tập. Nếu không có chân vậy thì anh sẽ khiến phần thân trên của anh trở nên mạnh mẽ hơn. Zion bắt đầu sử dụng đôi tay để thay thế cho đôi chân của mình, thậm chí anh ấy có thể di chuyển cơ thể nhanh bằng 1 tay và hạ gục đối thủ bằng tay kia.
Donahue, giống như một người cha, đã mở rộng một đôi tay ấm áp cho anh và kéo anh ra khỏi vực thẳm. Những ngày sau đó, Zion chìm đắm trong đấu vật, những gì đô vật khác làm được thì anh ấy cũng làm được, thậm chí còn làm tốt hơn.
Vài năm sau, Zion trở thành một đô vật thực thụ, một đô vật hàng đầu của trường. Bằng sự nỗ lực của mình, anh đã đánh tan những lời miệt thị, khinh thường, chế giễu của người khác, trở thành một con người hoàn toàn mới, tự tin và mạnh mẽ hơn
Sự giải thoát của tuổi trẻ,
chịu đựng những đau khổ không thể chịu đựng được
Ngay khi cuộc sống của Zion đang đi đúng hướng thì tai nạn lại xảy ra. Theo quy định của Hoa Kỳ, trại trẻ mồ côi chỉ được nhận nuôi trẻ em dưới 16 tuổi, nghĩa là nếu không ai muốn nhận nuôi Zion, thì sau khi dọn ra khỏi nhà phúc lợi, anh ấy sẽ phải tự kiếm tiền nuôi sống bản thân và đồng nghĩa với việc anh phải từ bỏ việc học và không có thời gian dành cho đô vật nữa.
May mắn thay, cô nhi viện đã tích cực giúp Zion tìm một gia đình sẵn sàng nhận nuôi cậu, nhưng chẳng có ai nguyện ý nhận nuôi anh cả. Ngay khi mọi người sắp bỏ cuộc thì một người phụ nữ tên Kimberly xuất hiện.
Kimberly là một trong những người quyên góp cho trại trẻ mồ côi. Nếu Donahue giúp cuộc sống của Zion đi đúng hướng, thì Kimberly chính là người đã cho Zion một ngôi nhà và giúp anh trở thành một con người bằng xương bằng thịt thực sự.
Khi Zion 16 tuổi, Kimberly chính thức nhận anh làm con nuôi, khác với 7 gia đình nhận nuôi mà Zion từng đến trước đó, Kimberly thực sự coi cậu như con trai ruột. Kimberly luôn rất tự hào nói để giới thiệu cậu thiếu niên không có chân Zion là con trai của mình.
Zion cuối cùng không còn phải lo lắng về điều gì và có thể toàn tâm toàn ý trở thành một đô vật. Ngoài đấu vật, Zion cũng không bỏ bê việc học của mình. Dựa vào thành tích xuất sắc của mình, anh đã được nhận vào trường Đại học Kent State của Hoa Kỳ.
Đồng thời, câu chuyện của anh cũng gây chú ý đến Ủy ban Paralympic Hoa Kỳ. Thế vận hội Paralympic đã mời Zion tham gia thi môn đua xe lăn tốc độ. Trong Cuộc đua xe lăn cấp tiểu bang Hoa Kỳ năm 2016, Zion đã giành được 2 lần quán quân và 1 lần á quân. Sau đó, Zion đã trở thành thành viên của Đội tuyển quốc gia Paralympic Hoa Kỳ.
Ngoài việc học, đấu vật và đua xe lăn, Zion có rất nhiều sở thích. Anh yêu âm nhạc và chơi trống rất giỏi. Anh trân trọng từng ngày của cuộc sống và sẽ không lãng phí từng giây từng phút của cuộc đời mình.
Vào tháng 2 năm 2021, một kỷ lục thế giới gây chấn động thế giới đã ra đời, người tạo ra kỷ lục này là Zion. Anh đã phá kỷ lục Guinness thế giới khi chạy 20 mét bằng tay chỉ trong 4,78 giây và trở thành người chạy bằng tay nhanh nhất trên thế giới.
Sau khi tin tức này được tung ra, cả thế giới đều gào thét vì người đàn ông tên Zion Clark này, và mọi người đều tự hỏi, không có chân thì làm sao chạy đây? Không sai, Zion chính là dùng hai tay để thay thế cho đôi chân đã mất của mình để chạy. Thật kì diệu phải không!
Hiện tại, Zion cũng đã có bằng tiến sĩ quản lý kinh doanh và chuẩn bị cho Thế vận hội Paralympic 2024. Mục tiêu của anh là giành huy chương vàng và trở thành một người giỏi hơn chính mình của ngày hôm qua. Đối với anh ấy, tiến về phía trước là một loại dũng khí và cũng là một loại tự tin.
Câu chuyện của Zion đã truyền cảm hứng và động lực cho rất nhiều người. Như Zion đã nói, cuộc đời mỗi người đều phải trải qua rất nhiều gian nan và thử thách. Và điều mà chúng ta có thể làm đó là dũng cảm đối mặt với chúng. Chúng ta sinh ra là người, không có ai có quyền từ bỏ chúng ta, bởi chỉ có bản thân chúng ta mới có thể từ bỏ chúng ta mà thôi.
Tổng hợp