1. Nước chảy bất phân trước sau
Lão Tử từng nói: " Thượng thiện nhược thủy, thủy thiện lợi vạn vật nhi bất tranh"
"Không tranh giành trước sau" không phải là không nỗ lực, sống buông thả mà là tôn trọng quy luật thế gian, không phá vỡ sự cân bằng, không vì mối lợi nhỏ mà mất mối lợi lớn, đánh mất chính mình.
Xử sự không cầu nhanh mà cần bước đi vững chắc, giống như dòng nước vậy. Nước tự động chảy, không tranh giành trước sau, cóp nhặt từng giọt, chỉ cần thời cơ tới là phát huy năng lượng, đến lúc đó có ai còn quan tâm tới trước sau?
2. Người ham muốn nhiều, cơ hội thường ít
Một người khi có quá nhiều ham muốn sẽ thiếu hụt trí tuệ, sự nhạy bén. Và khi con người tham tiền tài, quyền lực, sắc đẹp, đó chính là lúc cuộc đời bắt đầu bị hủy hoại.
Người không thể kiềm chế bản thân không phù hợp để nói chuyện nhân sinh, người không coi trọng sự nghiệp và tu dưỡng, không biết tiết chế ham muốn, đều dễ rơi vào những cạm bẫy đáng sợ.
3. Người quân tử tự biết và nắm giữ vận mệnh của mình, không xem mệnh
Vạn sự vạn vật đều có thời, vận, thế. "Thời" nghĩa là thời cơ; "vận" chính là tổng hòa của thiên thời, địa lợi, nhân hòa; "thế" là sự khác biệt về khả năng tiềm ẩn giữa mỗi người, khác biệt càng lớn, năng lượng càng mạnh. Ba khái niệm này kết hợp với nhau, gọi chung là "mệnh".
Một người trên đời cần phải hiểu thế nào là lập thân, xử thế, tiếp đến cần hiểu "thiên mệnh". Với kinh nghiệm sống, người ta có khả năng nhận thức được cách thức vận hành tự nhiên của trời đất, tự khắc thuận theo ý trời, tôn trọng vận mệnh, mà không cần tính toán.
4. Người tính không bằng trời tính
Mỗi người đều có những tính toán riêng, tính toán lợi ích bản thân, của người khác. Nhưng tính nghìn tính, vạn tính vẫn không bằng trời tính, tính qua tính lại vẫn là cho bản thân mình.
Còn trời tính, thì tính gì? Trời tính "đức" của mỗi người. Trời đất vô tư, lấy đức làm nền tảng, tích bao nhiêu đức thì phúc theo đó mà được cải thiện bấy nhiêu.
Người lương thiện, người khác có thể ức hiếp nhưng trời thì không làm khó; Người ác, người khác có thể sợ, nhưng trời không sợ. Người có lòng từ bi, trời ắt bảo vệ; người trung hậu, phúc ắt tề thiên.
5. Không nên quá xem trọng nhân tình thế thái
Tùy vào tình hình thế sự mà thái độ con người có biến chuyển khác nhau. Phục tùng theo người có quyền thế là lẽ thường tình, do vậy cũng nên xem nhẹ sự thay đổi của lòng người.
Khi mọi việc không như ý, cảm thấy lạc lõng, không nên cảm thấy bị khinh thường, khi mọi chuyện thuận lợi, được tán dương cũng không nên đắc ý, kiêu căng tự đại.
6. Cây cao sớm bị chặt, giếng ngọt dễ cạn trước
Người ta thường chặt những cây cao sừng sững trước, cũng như giếng nước ngọt sẽ sớm cạn khô. Tâm lý "không thấy ai tốt" là biểu hiện của sự đố kỵ, cũng là hiện tượng phổ biến trong xã hội.
Vì thế có tài năng là một chuyện tốt những cũng không nên bộc lộ hết ra bên ngoài. Bởi vì đề cao bản thân, coi thường người khác không những thể hiện sự nông cạn mà có thể còn rước họa vào thân.
7. Dĩ hòa vi quý, một điều nhịn chín điều lành
Những người có tâm thái bình thản, xử sự ôn hòa thường là người có phúc, ngược lại những người cố chấp, ngang bướng, nóng nảy luôn gặp phải điều không thuận lợi, thậm chí gây ra hoạn nạn. Những người như vậy, cho dù tài hoa phi phàm cũng không thể bám trụ lâu dài chỉ vì "miệng lưỡi" nóng nảy.
8. Quẳng sự đa nghi đi và vui sống
Căn nguyên của thị phi nằm ở sự đa nghi của con người, chính điều này gây trở ngại cho mối quan hệ giữa người và người.
Những người cả ngày bận rộn, luôn chân luôn tay mới cảm nhận được hạnh phúc. Khi lòng nhẹ nhàng thanh thản, cũng chỉ có những người tĩnh lặng, an yên mới nhìn ra được tai họa ẩn giấu sau sự hoài nghi.
9. Hư không xa rời thực
Đời người như giấc mơ, giấc mơ như đời người. Thượng đế phân chia ngày và đêm, hàm ý cho con người nửa sống trong hiện tại, nửa trong mơ.
10. Hai năm học nói, cả đời học im lặng
Cổ nhân từng nói: Nhiều lời là căn bệnh đầu tiên trên thế giới. Im lặng là vàng. Nói càng nhiều, khoảng cách càng xa, mâu thuẫn càng lớn. Nhưng đại đa số con người khi giao tiếp, luôn nóng vội thể hiện bản thân, có gì nói đấy mà không suy nghĩ tới cảm nhận của đối phương.
Người xưa cho rằng: Người có tài không nằm ở những lời nói hoa mỹ của họ, mà ở việc họ quan sát xung quanh, lắng nghe người khác nói, tích lũy và học hỏi, nhiều khi miệng lưỡi linh hoạt, thao thao bất tuyệt, có lúc lại không phải chuyện tốt. Ngược lại lời nói ngắn gọn, xúc tích, thậm chí im lặng ít nói mới thực thâm sâu.