Sau 60 tuổi, các cơ quan trong cơ thể con người sẽ suy yếu, đây cũng chính là thời điểm mà các bệnh tiềm ẩn có thể khởi phát bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, nếu xây dựng được thói quen sống tích cực và loại bỏ những thói quen xấu trong ‘3 KHÔNG’ và ‘4 NÊN’ dưới đây, sức khỏe sẽ được hưởng lợi sớm!
"3 KHÔNG"
1. Không uống rượu, bia và hút thuốc lá
Khi con người bắt đầu lão hóa, khả năng trao đổi chất cũng như quá trình bài tiết chất độc ra khỏi của cơ thể bị suy yếu. Rượu bia hay thuốc lá đều là những tác nhân nguy hiểm đối với tính mạng và cuộc sống con người, đặc biệt đối với những người cao tuổi.
Việc uống rượu, bia và hút thuốc lá trong thời gian dài sẽ làm giảm sức đề kháng và phòng ngừa bệnh tật của hệ miễn dịch. Chính vì thế mà người uống rượu, bia và hút thuốc rất dễ bị cảm, trúng gió, đau ốm…
Ảnh minh họa. Nguồn Internet
Ngoài ra, khi hút thuốc lá, khói thuốc đi qua phổi ngấm vào máu, tích tụ lâu ngày sẽ trở thành nguyên nhân chính gây nên các bệnh tim mạch, viêm nhiễm đường hô hấp. Uống rượu bia khiến cho gan bị xơ hóa, mất dần chức năng thanh lọc và giải độc đối với cơ thể. Rượu bia và thuốc lá được ví như "cặp đôi hoàn hảo" dẫn đến ung thư nếu sử dụng trong thời gian dài.
Để những căn bệnh này không đe dọa đến sức khỏe thì sau 60 tuổi, chúng ta phải tránh xa thuốc lá, rượu bia, có trách nhiệm với sức khỏe của chính bản thân mình.
2. Không chơi cờ bạc
"Cờ bạc là bác thằng bần" ý muốn khuyên chúng ta nên tránh xa loại tệ nạn xã hội này, tuy vậy nhiều người vẫn sa đọa và nghiện cờ bạc. Cờ bạc không giúp người ta giàu lên, mà chỉ làm cho người ta ngày càng nghèo túng, thậm chí tán gia bại sản, nhân cách suy đồi, rơi vào tù tội.
Thói cờ bạc, đỏ đen là kẻ thù chính làm tan cửa nát nhà, gây ra những áp lực tinh thần, gián tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe. Chính vì vậy, tất cả mọi người, đặc biệt là những người ngoài 60 tuổi nên có chí khí để không bị lôi kéo, dụ dỗ trở thành những con bạc.
Khi về hưu, người ngoài 60 nên sống vui vẻ cùng con cháu, giữ gìn thân thể khỏe mạnh, điều này vừa có lợi cho sức khỏe bản thân, vừa có lợi cho gia đình.
3. Không xung đột, cãi vã
Trong cuộc sống, con người cần dĩ hòa vi quý, sống hòa thuận, nhã nhặn, biết cư xử, đặc biệt là không cãi vã, tránh các cuộc xung đột trong giao tiếp để không gây rắc rối phiền hà cho bản thân và những người xung quanh.
Ảnh minh họa. Nguồn Internet
Người ta thường có câu: "Nói dai, nói dài thành nói dại", họa cũng từ miệng mà ra. Ngày nay, nhiều người trung niên và cao tuổi sẽ tụ tập tán gẫu và chơi cờ khi nhàn rỗi. Tuy vậy, đừng tán chuyện quá nhiều, nói nhiều ắt sẽ lỡ lời. Khi lỡ lời thường dẫn đến các cuộc xung đột, cãi vã, những lời nói không hay sẽ làm tổn thương các mối quan hệ đối với người thân. Điều này làm tăng gánh nặng tâm lý và ảnh hưởng đến nồng độ hormone trong cơ thể.
Sau 60 tuổi, thay vì tranh cãi với người khác, hãy chọn cho mình lối sống vui vẻ và tích cực hơn. Thường xuyên đi dạo công viên, tập thể dục, vui vẻ bên cháu con, tránh xa những cuộc cãi vã... chính là chiếc chìa khóa để duy trì cả sức khỏe tinh thần và sức khỏe thể chất tốt.
"4 NÊN"
1. Ăn uống hợp lý
Ảnh minh họa. Nguồn Internet
Sau 60 tuổi, chúng ta phải kiểm soát chế độ ăn uống của mình. Ăn đủ no là chưa đủ mà còn cần đảm bảo cân bằng dinh dưỡng. Chúng ta phải xây dựng thói quen ăn uống tốt như sử dụng ngũ cốc làm lương thực chính, kết hợp cùng với thịt, rau, và một số loại trái cây. Đảm bảo rằng ba bữa ăn một ngày đều đặn, đủ số lượng và chất lượng.
2. Đảm bảo giấc ngủ
Người cao tuổi có chất lượng giấc ngủ kém, thời gian ngủ ngắn, nếu không ngủ đủ giấc trong thời gian dài, não bộ có thể bị lão hóa nhanh hơn khiến người già trở nên bơ phờ, kiệt sức. Thông thường, đi ngủ sớm trước 10 giờ tối và dậy sớm là cơ sở để duy trì sức khỏe và tuổi thọ của người cao tuổi. Bên cạnh đó, cần dành khoảng 30 phút nghỉ trưa để giúp giảm mệt mỏi, cải thiện trí nhớ, giảm bệnh tim mạch, đặc biệt cân bằng lại hoạt động của não bộ...
3. Duy trì hoạt động cơ thể
Ảnh minh họa. Nguồn Internet
Tập thể dục thường xuyên, đặc biệt đối với người sau 60 tuổi rất tốt cho sức khỏe. Dù vậy, cần lựa chọn các bài tập thể dục phù hợp với cơ thể và có chế độ tập luyện hợp lý. Theo chuyên gia, con người nên tập thể dục cho đến khi cơ thể ra mồ hôi nhẹ. Ngoài ra, đi bộ nhanh và đạp xe có thể giảm gánh nặng cho khớp gối, đồng thời, giúp vận động linh hoạt và dễ dàng hơn.
4. Khám sức khỏe định kỳ
Nên đi khám sức khỏe định kỳ 1 năm hoặc nửa năm một lần để có thể nắm bắt rõ hơn về sức khỏe thể chất của mình và có hướng phát hiện sớm, điều trị sớm.
Kết luận: Ngoài 60 tuổi, giữ gìn sức khỏe là vấn đề cần được ưu tiên hàng đầu. Do vậy, sau 60 chúng ta phải chú ý đến thói quen sinh hoạt và ăn uống, đảm bảo "3 không" và "4 nên" ở trên để có sức khỏe tốt, cuộc sống khỏe mạnh.
(Theo Toutiao)