Không phải cứ đãng trí là sẽ bị Alzheimer
Nếu bạn đã có tuổi và có những biểu hiện của đãng trí, thì đừng vội lo lắng về nguy cơ sẽ mắc bệnh Alzheimer. Các nhà khoa học đã tìm ra bằng chứng để khẳng định rối loạn nhận thức có thể chỉ là một phần của quá trình lão hoá thông thường chứ không phải lúc nào cũng là dấu hiệu sớm của bệnh Alzheimer.
Thông tin này được công bố vào ngày 10/1/2022 trong một nghiên cứu của TS Ece Kocagoncu và cộng sự. Nghiên cứu tập trung vào một nhóm nhỏ những người được đánh giá là "yếu kém về mặt nhậ thức". Họ được xác định dựa trên chức năng nhận thức giảm nhưng không gặp vấn đề về trí nhớ hoặc không được xác định mắc chứng suy giảm nhận thức nhẹ hoặc sa sút trí tuệ dựa trên các chẩn đoán lâm sàng.
Nhiều người lo lắng chứng đãng trí có thể là dấu hiệu sớm của bệnh Alzheimer.
Nói một cách dễ hiểu hơn, những người tham gia nghiên cứu cảm thấy hoàn toàn ổn, nhưng các bài kiểm tra nhận thức lại cho thấy họ thể hiện kém hơn những gì được coi là thành tích tốt ở lứa tuổi của họ. Sự "yếu kém" này tương tự ở những bệnh nhân suy giảm nhận thức nhẹ.
Thông thường, những người có biểu hiện yếu kém về mặt nhận thức như trên sẽ bị coi là tiền thân của bệnh Alzheimer và sẽ phát triển thành bệnh Alzheimer ở nhiều năm sau. Tuy nhiên, TS Kocagoncu khẳng định, rối loạn nhận thức có thể là một phần của quá trình lão hoá thông thường và không phải cứ có điểm nhận thức thấp có nghĩa là mất trí nhớ.
"Ai đó không đạt điểm cao trong bài kiểm tra nhận thức không có nghĩa là họ chắc chắn mắc bệnh Alzheimer" - TS Kocagoncu nói.
Hai bí quyết ngăn ngừa rối loạn nhận thức ở người cao tuổi
Một nghiên cứu khác của Tiến sĩ, nhà tâm lý học Kaitlin Casaletto và các cộng sự tại Trung tâm trí nhớ và Lão hoá UCSF đã phát hiện ra rằng, tập thể dục có thể là một phương pháp ngăn ngừa rối loạn nhận thức.
Nghiên cứu đã xem xét sức khoẻ não bộ của hơn 400 người tham gia, bao gồm cả thông tin từ những ngườ đã chết và hiến tặng bộ não của họ cho khoa học và tìm ra mối liên hệ giữa hoạt động thể chất và sức khoẻ não bộ. Các nhà nghiên cứu nhận ra rằng, ngay cả ở những người tham gia lớn tuổi nhất, hoạt động thể chất thường xuyên đã tạo ra "các hành vi bảo vệ" não bộ. Điều này đã được khoa học nghi ngờ từ lâu nhưng chưa từng được chứng minh trước đây.
Nhưng hoạt động thể chất bao nhiêu mới đạt được hiệu quả ngăn ngừa rối loạn nhận thức? Tiến sĩ Casaletto cho biết, chưa có câu trả lời cho điều này. Tuy nhiên, càng hoạt động nhiều càng tốt và 150 phút/tuần có vẻ là con số khả quan. Nữ tiến sĩ còn cho biết, tập thể dục, hoạt động thể chất có thể là phương pháp điều trị chính cho chứng rối loạn nhận thức.
Ngoài ra, các nhà khoa học cũng cho rằng, sử dụng chiết xuất Ginkgo biloba được chuẩn hóa (Egb 761) là một giải pháp hỗ trợ phòng ngừa hiệu quả chứng rối loạn nhận thức ở người cao tuổi. Ginkgo biloba được chuẩn hóa (Egb 761) là hoạt chất được chiết xuất từ cây Ginkgo Biloba có vai trò bảo vệ thần kinh, có lợi trên lưu lượng máu não, làm tăng tuần hoàn máu não. Năm 2021, các chuyên gia về sa sút trí tuệ đã đưa ra khuyến cáo sử dụng Ginkgo biloba chuẩn hóa (Egb 761) như một phần trong điều trị đa mô thức, nhằm cải thiện chức năng nhận thức ở người rối loạn nhận thức nhẹ, đồng thời phòng ngừa nguy cơ tiến triển thành sa sút trí tuệ.
Hoạt chất Ginkgo biloba được chuẩn hóa (Egb 761) là loại chiết xuất được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo về hiệu quả và độ an toàn, đảm bảo có thể sử dụng trong thời gian dài. Trên thị trường hiện nay có nhiều loại chiết xuất Ginkgo biloba, người tiêu dùng nên lựa chọn đúng phương pháp chứa hoạt chất Ginkgo biloba được chuẩn hóa (Egb 761) để đạt được hiệu quả ngăn chặn chứng rối loạn nhận thức và không gặp tác dụng phụ không mong muốn.