Bộ Y tế và Phúc lợi Nhật Bản đang kêu gọi các nhà trẻ trên khắp cả nước chấm dứt hành động giao tã/ bỉm bẩn đã sử dụng cho các bậc phụ huynh khi họ đến đón con. Thay vào đó nhà trường hãy tự xử lý đống tã bỉm bẩn đó.
Một nghiên cứu được thực hiện vào năm ngoái đã chỉ ra rằng, khoảng 40% trong số hơn 1.400 địa phương vận hành các dịch vụ chăm non trẻ mầm non nhất quyết yêu cầu phụ huynh mang tã bỉm bẩn của trẻ mới biết đi về nhà.
Còn theo nghiên cứu do công ty chăm sóc trẻ em Baby Job Inc có trụ sở tại Osaka thực hiện, có sự khác biệt lớn trong quy định mang tã bỉm bẩn của con về nhà tại các khu vực. Theo đó, 89% nhà trẻ ở tỉnh Shiga có quy định mang tã bẩn về nhưng ở Okinawa, chỉ có khoảng 5% mỗi nhà trẻ áp dụng quy định đó. Còn ở Tokyo, con số này lên tới 17%.
Khi được hỏi tại sao lại thực hiện nội quy như vậy, 43% nhà trẻ cho biết quy định này sẽ cho phép cha mẹ xác định được tình trạng sức khỏe thông qua việc kiểm tra chất thải của trẻ, 14% nhà trẻ lại thấy việc tự mình cất giữ và vứt bỏ tã bỉm đã qua sử dụng rất phiền toái và 9% cơ sở chăm sóc trẻ em cho biết họ không có tiền để trang trải các chi phí liên quan đến việc loại bỏ một loại chất thải.
Nghiên cứu của Baby Job đã gây ra làn sóng bất bình từ phía các bậc phụ huynh khi họ tỏ ra khó hiểu rằng, tại sao việc thu gom tã và bỉm đã qua sử dụng trực tiếp tại nhà trẻ lại không thể thực hiện được. Trước làn sóng tranh cãi, công ty đã đệ trình một bản kiến nghị với 16.000 chữ ký lên Bộ Y tế Nhật Bản vào năm ngoái về vấn đề này.
Một phụ huynh có tên Kanako Hosomura nói: "Tôi có thể thấy cả hai mặt của cuộc tranh luận, nhưng với tư cách là một phụ huynh đón con sau một ngày dài ở văn phòng, điều cuối cùng tôi muốn giải quyết là một túi tã bỉm được nhà trường xử lý cẩn trọng chứ đừng giao phó lại cho phụ huynh".
Còn đối với một bậc phụ huynh khác lại cảm thấy nhẹ nhõm khi trường mẫu giáo của con trai mình ở Yokohama không áp dụng chính sách mang bỉm bẩn của con về nhà. Vị phụ huynh này nói: "Tôi chắc chắn rằng việc thay tã bỉm cho trẻ là điều không vui chút nào. Nhưng các cơ sở mầm non do thành phố điều hành hoạt động dựa trên tiền đóng thuế của người dân thì tôi nghĩ điều đó là trách nghiệm của giáo viên, việc xử lý bỉm bẩn trước khi phụ huynh đến đón con không phải là điều đòi hỏi quá nhiều".
Theo SCMP