Quảng cáo sản phẩm màn ảnh Việt: Đã đến lúc cho phim quốc dân đồng hành cùng cơn sốt tiêu dùng như Hàn Quốc?

HM | 18-05-2020 - 23:23 PM

(Tổ Quốc) - Phương thức quảng cáo PPL trong phim truyền hình Việt, thực sự tác động tới doanh thu giống như điều phim Hàn đã làm được vẫn còn là một định nghĩa xa lạ với người Việt.

Phim truyền hình Việt trong 3-4 năm trở lại đây đã liên tiếp tạo ra những cơn sốt đi vào đời sống của khán giả. Những dự án đình đám như Gạo Nếp Gạo Tẻ, Người Phán Xử, Quỳnh Búp Bê, Về Nhà Đi Con nhận được sự chú ý lớn, đã trở thành những bộ phim quốc dân với mức giá quảng cáo "giờ vàng" siêu khủng.

Thế nhưng, nếu nhìn sang cách thức mà làn sóng Hallyu đã sử dụng để tiếp thị sản phẩm đầy hấp dẫn thông qua phim truyền hình từ 2009 với Vườn Sao Băng, cho đến hiện tại là The King: The Eternal Monarch (Quân Vương Bất Diệt), phim truyền hình Việt dường như đang ngó lơ việc tận dụng triệt để sức nóng từ các "con cưng", bắt tay với các thương hiệu thuần Việt với lợi ích 'win-win'?

Quảng cáo sản phẩm màn ảnh Việt: Đã đến lúc cho phim quốc dân đồng hành cùng cơn sốt tiêu dùng như Hàn Quốc? - Ảnh 1.

Về Nhà Đi Con là một trong những bộ phim hiếm hoi có mức rating khủng trên truyền hình Việt, thu về một khoản tiền khủng nhờ quảng cáo.

Quảng cáo PPL muôn kiểu trên màn ảnh xứ kim chi: đáng yêu, gây sốt đến phản cảm vì quá nhồi nhét... nhưng luôn ưu tiên sản phẩm Hàn

PPL - Product Placement: Nhãn hàng chi trả một số tiền cho nhà sản xuất phim để quảng bá, bằng cách lồng ghép các sản phẩm vào nội dung phim

TVC - TV Commercial: Quảng cáo truyền hình (thường được phát sóng trước hoặc sau, xen kẽ trong lúc chiếu phim)

Trong thời gian gần đây, siêu bom tấn The King: The Eternal Monarch (Quân Vương Bất Diệt) của SBS (hiện cũng được chiếu song song trên Netflix) đã gặp tranh cãi rất lớn khi xuất hiện quá nhiều quảng cáo thiếu tinh tế đến mức vô duyên của loạt nhãn hàng được giới trẻ ưa chuộng như gà rán, trà sữa, thiết bị làm đẹp, mỹ phẩm, cà phê cho tới tầm "chơi lớn" như xe hơi, dịch vụ chuyển phát. Việc xuất hiện quảng cáo như trường hợp của Quân Vương Bất Diệt đã làm ảnh hưởng rất lớn tới trải nghiệm của khán giả, thậm chí là trở thành một trong những lí do khiến netizen Hàn ngó lơ dự án cộp mác bom tấn của biên kịch đình đám nhất nhì Hàn Quốc.

Quân Vương Bất Diệt thậm chí còn được gọi vui là Quảng Cáo Bất Diệt, không khó để có thể chỉ ra ít nhất 5 cảnh quảng cáo lộ liễu sản phẩm chỉ trong nửa thời lượng của một tập phim.

Thế nhưng, nếu quay trở lại với một dự án khác của biên kịch Kim Eun SookGoblin (Yêu Tinh), khán giả vẫn đón nhận chúng một cách tích cực. Một số phân đoạn trong phim này thậm chí còn trở thành khoảnh khắc "kinh điển", đem lại tiếng cười nhờ tình huống hợp tình hợp lý, diễn xuất tự nhiên, lời thoại không hề "kịch" như trường hợp của Quân Vương Bất Diệt. Chính từ những trường hợp tích cực đó, không phải PPL lúc nào cũng là điểm trừ trên sóng truyền hình. Một ví dụ điển hình cũng không thể vắng bóng trong lịch sử PPL phim Hàn chính là "mợ chảnh" Jeon Ji Hyun với bộ sưu tập son huyền thoại trong Vì Sao Đưa Anh Tới không chỉ gây sốt ở thị trường nội địa.

Phân đoạn quảng cáo gà rán huyền thoại trong Goblin

Quảng cáo sản phẩm màn ảnh Việt: Đã đến lúc cho phim quốc dân đồng hành cùng cơn sốt tiêu dùng như Hàn Quốc? - Ảnh 5.

Đối với trường hợp của Jeon Ji Hyun trong Vì Sao Đưa Anh Tới, ekip đã lựa chọn việc không công khai cận cảnh nhãn hàng như nhiều dự án khác. Họ để giới truyền thông tự lan truyền nhãn hàng đó đi cùng với độ quan tâm của hội chị em trên các diễn đàn làm đẹp.

Điều đặc biệt đáng nói là các quảng cáo dạng PPL của Hàn Quốc luôn mang tính quốc dân, hỗ trợ cực kì hiệu quả làn sóng tiêu dùng sản phẩm Châu Á theo cơn sốt của từng dự án: từ gấu bông, trang sức, đồ trang điểm tới thực phẩm như combo gà rán và bia, thịt nướng và rượu soju đều trở thành các điểm nhấn kinh điển cộp mác "chỉ Hàn Quốc mới có". Từ ảnh hưởng tích cực như vậy, PPL đã phần nào được nhận định có sự đóng góp lớn trong việc "kiếm lời" cho kinh tế Hàn, làm nên hình ảnh "đẫm vị kim chi" trong mắt bạn bè quốc tế và cả cơ hội xuất khẩu của những sản phẩm hot sang các quốc gia khác.

Tất cả chỉ nằm ở cách xử trí khéo léo của biên kịch và đạo diễn mà thôi.

Những cơn sốt phim truyền hình quốc dân Việt chưa được tận dụng: PPL rải rác nhưng chưa đủ ấn tượng

Khán giả xem phim Hàn thường thấy xuất hiện những tin bài dạng: "doanh thu của nhãn hàng abc đã tăng xyz sau khi xuất hiện trong tập 123 của bộ phim đình đám phát sóng trên kênh A hiện nay". Vốn dĩ đã nhận về doanh thu từ việc đầu tư cho PPL, các nhãn hàng lại có thêm một cơ hội gián tiếp từ những tin bài dạng vậy trên truyền thông, lôi kéo nhiều người tiêu dùng hơn nữa trước hiệu quả mà hiệu ứng đám đông đem lại. Thế nhưng, điều này vẫn còn là điều khá hiếm với truyền hình Việt hoặc vốn dĩ chưa hề đạt được hiệu quả đủ để được báo chí nhắc tới như một cách phim ảnh đồng hành với nền kinh tế.

Quảng cáo sản phẩm màn ảnh Việt: Đã đến lúc cho phim quốc dân đồng hành cùng cơn sốt tiêu dùng như Hàn Quốc? - Ảnh 7.

Về Nhà Đi Con từng được công khai giá quảng cáo và được cộng đồng mạng tính toán lên tới con số khủng.

Trong năm 2019, định nghĩa "giờ vàng phim Việt" sau nhiều năm mờ nhạt đã trở thành cụm từ cửa miệng của khán giả Việt. Về Nhà Đi Con được VTV chọn lựa là phim "mở bát" cho việc "mở sóng" khung giờ mới trên VTV1: 21h00 các tối trong tuần, với mong muốn tạo thói quen sum vầy trước tivi cho cả gia đình. Bộ phim đã nhanh chóng thu về mức rating siêu khủng, là đề tài bàn tán cửa miệng của người Việt ở bất cứ đâu. Các diễn viên trở thành những gương mặt siêu hot và liên tục được các nhãn hàng liên hệ quảng cáo: từ những bài đăng MXH nhỏ tới cả phim ngắn trên MXH.

Nhờ sức hút khủng đó, VTV đã công khai bằng văn bản mức tiền quảng cáo TVC dành cho Về Nhà Đi Con với con số lên tới 75 triệu VNĐ cho 30 giây. Đối với PPL, chúng vẫn được sử dụng trong Về Nhà Đi Con, nhưng chưa thực sự được coi là một ví dụ điển hình để lôi kéo các nhãn hàng vào đấu trường quảng cáo trực tiếp.

Quảng cáo sản phẩm màn ảnh Việt: Đã đến lúc cho phim quốc dân đồng hành cùng cơn sốt tiêu dùng như Hàn Quốc? - Ảnh 8.

Văn bản đề cập tới mức giá quảng cáo nhờ sức hút Về Nhà Đi Con.

Quảng cáo sản phẩm màn ảnh Việt: Đã đến lúc cho phim quốc dân đồng hành cùng cơn sốt tiêu dùng như Hàn Quốc? - Ảnh 9.

Về Nhà Đi Con có quảng cáo cho ngân hàng theo dạng PPL trong phim. Thế nhưng, việc lồng ghép một cách vô cùng thiếu tinh tế như trên lại trở thành điểm trừ và gặp nhiều tranh cãi sau khi lên sóng.

Quảng cáo sản phẩm màn ảnh Việt: Đã đến lúc cho phim quốc dân đồng hành cùng cơn sốt tiêu dùng như Hàn Quốc? - Ảnh 10.

Còn đối với kiểu PPL "mờ nhạt" như quần áo thì Về Nhà Đi Con vẫn đang làm khá tốt ở việc "tạo trend". Không phải tự dưng Nhã (Về Nhà Đi Con) có nguyên một bộ sưu tập đồ ngủ và có hẳn BST váy "tiểu tam"?

Hai chị em Bảo Thanh - Bảo Hân trở thành hai nhân vật trong dàn cast đông đảo được các nhãn hàng săn đón.

Khi vẫn còn hiếm các hợp tác PPL, phim truyền hình Việt hầu như chỉ tận dụng sức nóng bằng các "spot" quảng cáo TVC để làm nguồn thu cho phim. Việc quá nhiều TVC đã dấy lên tranh cãi, khi tính từ thời điểm ngấp nghé phát sóng 21h00 đến khi thực sự hết phim vào khoảng 21h30 - 21h40, TVC gần như đã chiếm từ ⅓ tới một nửa thời lượng. Một tập phim khép lại với tổng thời gian phim chỉ rơi vào khoảng 20 phút. Nhưng cũng nhờ thế, Về Nhà Đi Con dù không áp dụng nhiều PPL, lại đem về một nguồn thu đáng kể nhờ TVC. Nhiều dự án đình đám khác cũng chỉ dừng ở mức rải rác và chưa đủ ấn tượng khi nhắc đến việc sử dụng PPL trong phim của mình.

Quảng cáo sản phẩm màn ảnh Việt: Đã đến lúc cho phim quốc dân đồng hành cùng cơn sốt tiêu dùng như Hàn Quốc? - Ảnh 12.

Bên cạnh Về Nhà Đi Con, nhiều dự án nổi tiếng khác cũng sử dụng hình thức PPL nhưng không nhiều bằng TVC, và phần đông cũng chỉ tác động tới mức độ nhận biết nhãn hàng thay vì có mục tiêu cao hơn là tăng doanh thu.

Đã đến lúc cho những bộ phim quốc dân đồng hành cùng cơn sốt tiêu dùng?

Trong vài năm gần đây, truyền hình Việt cũng đã làm tốt hơn hẳn với các kịch bản chất lượng, dần lôi kéo được niềm tin của khán giả Việt kể từ loạt cơn sốt Người Phán Xử, Quỳnh Búp Bê tới Về Nhà Đi Con, Hoa Hồng Trên Ngực Trái. Những định kiến về "phim Việt chỉ được đến thế", lời thoại quá "kịch" tới diễn xuất không ngấm nổi của dàn diễn viên đã từng bước được phá vỡ nhờ sự nỗ lực của ekip trẻ, sự lựa chọn khôn ngoan và vừa đủ dù hoàn hảo vẫn còn đang là mục tiêu cần tăng tốc.

Quảng cáo sản phẩm màn ảnh Việt: Đã đến lúc cho phim quốc dân đồng hành cùng cơn sốt tiêu dùng như Hàn Quốc? - Ảnh 13.

Vẫn khó có thể áp dụng cách thức quảng cáo của Hàn vào phim Việt khi mọi yếu tố đều khác xa nhau.

Thế nhưng cơn bão truyền hình Việt sẽ còn sang chảnh và chất lượng hơn nữa nếu có sự đồng hành sang-xịn-mịn từ các nhãn hàng. Tiềm năng là thứ không phải không có khi phim truyền hình Việt ngày càng đa dạng thể loại: từ thanh xuân, gia đình, tình yêu đôi lứa tới các đề tài độc lạ hơn như hình sự, phá án cũng đều đã được các nhà làm phim thử sức và nhận về kết quả tích cực. Với sự đa dạng trong các tình huống chẳng kém phim Hàn, phim Việt đã chứng minh độ "màu mỡ" cho các nhãn hàng để tâm và thử nghiệm mức độ hiệu quả với dạng PPL.

Quảng cáo sản phẩm màn ảnh Việt: Đã đến lúc cho phim quốc dân đồng hành cùng cơn sốt tiêu dùng như Hàn Quốc? - Ảnh 14.

Nghệ sĩ tại Hàn Quốc có sức ảnh hưởng lớn đến mức tác động đến nền kinh tế, nên việc sử dụng PPL nhờ sức hút của nghệ sĩ vẫn còn là yếu tố mới mẻ với giới giải trí tại Việt Nam.

Một anh Vũ (Quốc Trường) của Về Nhà Đi Con có thể đại diện cho dòng xe "sang chảnh" nào đó, một mẹ bỉm sữa Thư (Bảo Thanh) cũng có thể đam mê một cốc trà sữa trân châu khiến khán giả phải mở ví order ngay vì thèm, cũng có thể là Dương (Bảo Hân) thường xuyên diện các bộ đồ chất lừ từ một local brand nào đó tại Việt Nam - PPL có thể được tận dụng triệt để với nhiều cách khác nhau và đem lại lợi thế win-win tùy thuộc nhu cầu của các nhãn hàng.

Quảng cáo sản phẩm màn ảnh Việt: Đã đến lúc cho phim quốc dân đồng hành cùng cơn sốt tiêu dùng như Hàn Quốc? - Ảnh 15.

So với Hàn Quốc, Việt Nam vẫn còn ít sản phẩm thuần Việt có hẳn nhãn hiệu hay chuỗi cửa hàng để đầu tư lớn vào TVC hay PPL.

Quảng cáo sản phẩm màn ảnh Việt: Đã đến lúc cho phim quốc dân đồng hành cùng cơn sốt tiêu dùng như Hàn Quốc? - Ảnh 16.

Hậu truyện Về Nhà Đi Con cũng là một hình thức quảng cáo dạng PPL, sử dụng một địa điểm nghỉ dưỡng nổi tiếng tại Việt Nam.

Mỗi một đất nước có công chúng với tâm lý tiêu dùng khác nhau, nên thật khó để áp dụng ngay lập tức hình thức quảng cáo từ một nước lớn với tâm lý tiêu dùng, thậm chí là tác động của nghệ sĩ cũng hoàn toàn khác biệt. Tuy nhiên, truyền hình Việt hoàn toàn có thể tham khảo những hình thức PPL tốt từ các nước bạn mà tự đem lại nguồn thu cho mình - tất nhiên là chỉ khi đã thực sự hội tụ đủ các yếu tố từ kịch bản, diễn viên, tình huống lồng ghép phù hợp đạt được hiệu quả khi sử dụng hình thức này. Với lực lượng khán giả trẻ không nhỏ tin tưởng hết mức vào phim Việt, viễn cảnh phim ảnh song hành với tiêu dùng, kinh tế tại Việt Nam hoàn toàn có thể xảy ra sớm trong tương lai.

Thăm dò ý kiến

Bạn có hứng thú với cảnh phim Việt đồng hành cùng quảng cáo cute như phim Hàn?

Bạn có thể chọn nhiều mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM

Khám phá "Thế giới trang sức" lộng lẫy của Lộc Phúc tại triển lãm Jewelry Fair 2024

Sau 9 ngày diễn ra sôi nổi, Triển lãm Jewelry Fair 2024 với chủ đề "Tôn vinh phụ nữ - Tỏa sáng vẻ đẹp vượt thời gian" đã chính thức khép lại vào ngày 07/11/2024 tại Aeon Mall Tân Phú. Sự kiện do Lộc Phúc Fine Jewelry phối hợp cùng các đối tác uy tín tổ chức đã thực sự mang đến một không gian trang sức đầy màu sắc,