Phóng to 5 lần bức tranh cổ, dân mạng hoang mang vì 1 chi tiết: Chịu thôi, không hiểu nổi

Diệu Thuý | 25-11-2021 - 17:52 PM

(Tổ Quốc) - Hành động của cậu thanh niên trong bức tranh cũng khiến hậu thế "lắc đầu ngán ngẩm"!

Mục ngưu đồ

Cùng với Lưu Tùng Niên, Mã Viễn, Hạ Khuê, hoạ sĩ Lý Đường được mệnh danh là "Tứ đại danh hoạ thời Nam Tống". 

Các bức tranh phong cảnh của Lý Đường khá giống với hai danh họa Kinh Hạo và Phạm Khoan, ngòi bút mạnh mẽ, nét vẽ đậm sắc với phong cách vẽ phóng khoáng hùng vĩ. Vào những năm cuối đời, ông thay đổi phong cách để đơn giản hóa và loại bỏ sự phức tạp. 

Tranh phong cảnh của ông đạt được nhiều thành tựu và có tầm ảnh hưởng lớn. Các tác phẩm ấy được truyền bá rộng rãi vào thời Nam Tống và có ảnh hưởng sâu sắc đến các thế hệ hội họa sau này. 

Phóng to 5 lần bức tranh cổ, dân mạng hoang mang vì 1 chi tiết: Chịu thôi, không hiểu nổi - Ảnh 2.

Bức "Mục ngưu đồ" của họa sĩ Lý Đường. Hình ảnh: Baijiahao

Lý Đường cũng giỏi vẽ hình, được thiên hạ ca tụng về tài vẽ trâu bò. Phương pháp vẽ của ông luôn có một vẻ sinh động tràn đầy khí thế hết sức đặc biệt.

Một phần có lẽ cũng bởi vì Lý Đường xuất thân khiêm tốn, sinh ra và lớn lên trong gia đình bình dân nên ông giỏi quan sát và miêu tả cảnh vật trong cuộc sống đời thường. Những tác phẩm  với chủ đề vẽ trâu bò của ông mang không khí thôn quê, khiến người ta cảm thấy rất thân tình.

Một trong những bức tranh vẽ trâu bò nổi tiếng nhất của Lý Đường chắc chắn không thể không kể đến bức "Mục ngưu đồ". 

Nội dung bức vẽ rất đơn giản đúng như cái tên của nó là hình ảnh cậu thanh niên đang chăn trâu. Nét vẽ tự nhiên với khung cảnh bình dị đậm chất Lý Đường ở những năm cuối đời.

Thoạt nhìn thì người xem có lẽ sẽ không thấy gì là lạ cho đến khi nhìn kỹ chi tiết chính của bức tranh khi phóng to 5 lần. Quả thực chi tiết này khiến hậu thế phải kinh ngạc về độ khó hiểu của nó.

Chi tiết khó hiểu

Khi phóng to bức tranh, ngay chính giữa người xem nhìn thấy hình ảnh cậu thanh niên đang trèo lên mặt con trâu với tư thế hết sức kỳ lạ. Điều đáng nói là tỉ lệ dáng người của cậu thanh niên so với con trâu trong bức tranh là rất vô lý!

Cả người cậu thanh niên cũng chỉ có kích thước bằng cái đầu của con trâu. Chi tiết này thực sự khiến cư dân mạng hoang mang về vóc dáng của người xưa cũng như cách thức chăn trâu của người xưa. 

Bởi cơ thể to bằng đầu con trâu chỉ có thể là một em bé vài tháng tuổi, mà em bé như vậy sao có thể…chăn trâu?

Phóng to 5 lần bức tranh cổ, dân mạng hoang mang vì 1 chi tiết: Chịu thôi, không hiểu nổi - Ảnh 4.

Chi tiết vô lý khi phóng to bức tranh

Hơn nữa không lẽ cách chăn trâu của người xưa không phải là nghêu ngao thổi sáo ngồi trên lưng trâu hay thong dong dắt trâu ra đồng như trong phim ảnh mà chúng ta thường xem? 

Cư dân mạng Trung Quốc vừa ngỡ ngàng vừa buồn cười mà bình luận rằng: "Chịu thôi, hoạ sĩ này thật hài hước quá đi", "Đây chắc chắn là ẩn ý gì đó của hoạ sĩ chứ làm sao vô lý như vậy được", "Trèo lên mặt trâu thế kia thì làm sao mà còn mạng được?"…

Có lẽ chính nét vô lý không kém phần thú vị này đã giúp cho bức tranh "Mục ngưu đồ" nổi tiếng và được ca tụng trong giới hội hoạ cổ Trung Hoa. 

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM