Phát hiện loài sên biển lớn nhất thế giới có vẻ ngoài giống như người ngoài hành tinh

Đức Khương | 03-01-2021 - 19:54 PM

(Tổ Quốc) - Với chiều dài lên tới 99 cm và nặng tới 14 kg, Aplysia vaccaria, còn được gọi là thỏ biển đen California, chúng là loài sên biển lớn nhất thế giới.

Trên hành tinh của chúng ta có rất nhiều loài sên biển to lớn, gấp nhiều lần những người anh em họ hàng của mình ở trên mặt đất, thế nhưng loài sên biển này lại to một cách lạ thường. Thậm chí có thể nói chúng to và nặng như một con chó cỡ vừa.

Aplysia vaccaria là một loài sên biển rất hiếm, ngay cả khi bạn sống gần môi trường sống của nó, ngoài khơi bờ biển California và Vịnh California thì cũng rất hiếm khi trông thấy chúng. Trên thực tế, hầu hết những lần người ta bắt gặp được loài sên biển này là khi chúng đi vào vùng nước nông để đẻ trứng.

Giống như hầu hết các loài sên biển khác, những loài nhuyễn thể khổng lồ này là động vật ăn chay, với tảo nâu và tảo bẹ chiếm phần lớn trong chế độ ăn của chúng. Có một thực tế khác là màu sắc của loại thực vật chúng ăn vào sẽ quyết định màu sắc mà chúng sở hữu và đó cũng chính là lý do vì sao chúng có màu nâu sẫm hoặc đen, trong khi các thành viên khác của họ Aplysia đều có màu đỏ hoặc xanh lục.

Phát hiện loài sên biển lớn nhất thế giới có vẻ ngoài giống như người ngoài hành tinh - Ảnh 1.

Ngoài kích thước siêu to khổng lồ thì loài thỏ biển đen California (chúng được gọi như vậy vì có hai phần lồi ra giống tai thỏ) còn được biết đến với các cơ chế tự vệ vô cùng thú vị. Trong khi các họ hàng khác của nó được biết là có thể tiết ra một loại mực khiến những kẻ săn mồi bối rối và chán ăn thì Aplysia vaccaria không có khả năng sản xuất ra những chất này. Tuy nhiên, nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự "yếu kém" này là hệ quả tiến hóa của một hình thức phòng thủ khác còn tiên tiến hơn.

Phát hiện loài sên biển lớn nhất thế giới có vẻ ngoài giống như người ngoài hành tinh - Ảnh 2.

Aplysia vaccaria có khả năng tạo ra độc tố từ các hợp chất mà chúng nhận được từ thức ăn mà chúng ăn vào, bởi vậy chế độ ăn uống sẽ quyết định loại độc tố mà chúng tạo ra. Khi ăn tảo nâu, chúng sẽ tạo ra loại độc tố acetoxycrenulide - chất độc này sẽ được tích tụ ở trong mô, acetoxycrenulide có độc tính khá cao đối với các loài cá, bởi vậy nó có thể ngăn cản sự săn mồi của các loài cá một cách hiệu quả.

Nhưng hàm lượng acetoxycrenulide cao không gây nguy hiểm cho con người, một thực tế đã được chứng minh bởi YouTuber và người dẫn chương trình truyền hình Coyote Peterson vài năm trước, khi anh ta nhặt một con sên biển Aplysia vaccaria cỡ trung bình và cầm nó trên tay trong vài phút mà chẳng gặp phải bất cứ vấn đề gì.

Phát hiện loài sên biển lớn nhất thế giới có vẻ ngoài giống như người ngoài hành tinh - Ảnh 3.

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM