Vi khuẩn là những sinh vật đơn bào có kích thước rất nhỏ trung bình 0.2 - 10μm, chỉ quan sát được qua kính hiển vi. Bao gồm cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, song cầu, lậu cầu, tụ cầu, trực khuẩn, xoắn khuẩn… Đặc biệt là ngày càng xuất hiện nhiều loại vi khuẩn biến đổi mạnh hơn, phức tạp hơn, khó điều trị hơn khi gây hại cho con người.
Vi khuẩn được cho là sinh vật đầu tiên xuất hiện trên Trái đất và cũng là nhóm hiện diện đông đảo nhất trong sinh giới. Chúng tồn tại khắp mọi nơi, từ bề mặt các vật thể, trong nước, đất, thực phẩm và ngay cả bên trong các sinh vật khác, bao gồm cả ruột và bề mặt da người.
Còn virus là các thực thể sống nhỏ bé nhất không có cấu tạo tế bào, chỉ có biểu hiện sống khi kí sinh trong vật chủ. Chúng có kích thước chỉ bằng 1/100 đến 1/10 vi khuẩn và hầu hết các loại virus đều gây bệnh. Nhiều loại có thể tồn tại trên các bề mặt đồ vật hoặc trên da người nhiều tiếng đồng hồ. Bao gồm virus SARS-CoV-2 gây COVID19.
Vai trò của làn da với vi khuẩn, virus
Như đã nói, bề mặt da người có thể trở thành môi trường sống, tồn tại của các loại vi khuẩn cũng như virus. Vì vậy, việc bảo vệ và làm sạch bề mặt da là vô cùng quan trọng.
Đồng thời, theo PGS.TS Nguyễn Huy Nga (Nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế), hệ vi sinh vật trên da cũng đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe và bệnh tật của da cũng như toàn cơ thể. Ông cho biết, nhiều nghiên cứu khoa học đã tìm ra những cộng đồng sinh học trên da người có tác dụng ngăn ngừa sự xâm nhập của các vi sinh vật có thể gây bệnh. Microbiome (cộng đồng vi sinh vật) được tìm thấy ở khắp mọi nơi, từ đại dương và đất đến ruột người và bề mặt da.
Một nghiên cứu năm 2021 được công bố trên Tạp chí Nature Microbiology phát hiện nhiều loài vi khuẩn và nấm mới, cũng như virus trong hệ vi sinh vật trên da người. Các nhà nghiên cứu đến từ Viện Tin sinh học Châu Âu của EMBL (EMBL-EBI), Viện Y tế Quốc gia (NIH), Viện Nghiên cứu Bộ gen Con người Quốc gia (NHGRI), Viện Quốc gia về Bệnh viêm khớp, Cơ xương và Da NIH (Hoa Kỳ), kết quả đưa ra Bộ sưu tập bộ gen vi sinh vật trên da (SMGC) - một bộ sưu tập các bộ gen tham chiếu cho hệ vi sinh vật trên da người.
Sara Kashaf, nghiên cứu sinh tiến sĩ tại NIH và EMBL-EBI cho biết: "Chúng tôi đã phát hiện ra hàng nghìn trình tự virus bao gồm nhiều thể thực khuẩn khổng lồ - những virus rất lớn lây nhiễm vi khuẩn - phổ biến nhất trên bề mặt bàn tay và bàn chân của các tình nguyện viên". Trong khi đó, PGS.TS Nguyễn Huy Nga nhấn mạnh, những khu vực này có hệ vi sinh vật rất đa dạng, trong khi chúng ta liên tục sử dụng tay để chạm vào những thứ mới trong môi trường của mình.
Ông cũng giải thích thêm rằng, việc tồn tại các vi sinh vật trên da người phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, trên từng cá thể và điều kiện môi trường khác nhau. Các cộng đồng vi sinh vật tồn tại trên da của 1 người trong thời gian dài đã thích nghi với cơ thể đó và chúng sẵn sàng tiêu diệt những vi sinh vật lạ xâm nhập vào da. Những điều kiện khác như nhiệt độ, độ ẩm của môi trường sống, việc sử dụng các sản phẩm vệ sinh (dầu gội, xà phòng, sữa tắm…) cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự tồn tại của các quần thể vi sinh vật trên da.
Chẳng hạn như trong điều kiện khí hậu ẩm ướt các quần thể vi sinh vật có thể tồn tại lâu hơn so với điều kiện nắng nóng, khô và có nhiều tia cực tím. Khả năng miễn dịch của từng cá thể cũng tác động rất lớn đến thời gian tồn tại của các vi sinh vật lạ khi rơi vào da và có tính quyết định việc gây bệnh của các vi sinh vật đó.
PGS.TS Nguyễn Huy Nga cảnh báo rằng thực tế đã có rất nhiều loài vi khuẩn, virus biến đổi gen để có thể xâm nhập qua hàng rào cộng đồng vi sinh vật bảo vệ da để gây bệnh cho người. Mà cuộc chiến chống lại đại dịch COVID-19 chính là minh chứng hùng hồn, là bài học đắt giá!
COVID-19 đã dạy chúng ta cách chiến đấu chống lại vi khuẩn, virus biến đổi
Virus SARS-CoV-2 gây ra đại dịch Covid làm hàng trăm triệu người mắc bệnh và hơn 6,8 triệu người tử vong. Trong đó có hơn 43 ngàn người Việt Nam là một minh chứng. Một lần nữa, PGS.TS Nguyễn Huy Nga nhấn mạnh rằng virus SARS-CoV-2 có thể tồn tại lâu hơn các virus gây bệnh khác trên da người. Ví dụ như khi so sánh với mầm bệnh gây cúm, nó chỉ có thể tồn tại trên da người khoảng 1,8 tiếng nhưng thời gian này ở virus SARS-CoV-2 lên tới 9 tiếng.
Điều này làm tăng nguy cơ truyền nhiễm do tiếp xúc. Bởi dù không thể nhân lên trên bề mặt da người (trừ khi xâm nhập vào tế bào) nhưng vì tồn tại được lâu hơn trên bề mặt da nên chúng ta có thể bị nhiễm bệnh nếu tay có virus và bạn chạm vào mắt, mũi hoặc miệng…
Một nghiên cứu khoa học - đăng trên Tạp chí Bệnh truyền nhiễm lâm sàng chỉ ra rằng: "Việc vi rút SARS-CoV-2 tồn tại lâu hơn trên bề mặt da làm tăng nguy cơ lây truyền qua tiếp xúc, nhưng vệ sinh tay có thể làm giảm nguy cơ này". Nhóm nghiên cứu đã xét nghiệm các mẫu da thu thập từ các mẫu vật khám nghiệm tử thi khoảng một ngày sau khi tử vong. Tuy nhiên, cả virus corona SARS-CoV-2 và virus cúm đều trở nên bất hoạt trong vòng 15 giây sau khi tiếp xúc với ethanol hoặc một vài chất tương tự có trong các loại dung dịch rửa tay, sữa tắm.
Điều này có nghĩa là, ngay cả với vi khuẩn và virus biến đổi, nếu chúng ta chú trọng tới chăm sóc, làm sạch bề mặt da thì có thể phòng tránh, "chiến đấu" với chúng có hiệu quả.
Tiến sĩ Dan Corbett từ Trường Hóa học và Kỹ thuật Hóa học Queen cho biết: "Khi đại dịch virus corona toàn cầu tiếp tục diễn ra, chúng tôi nhận được nhiều lời khuyên. Tuy nhiên, có một lời khuyên rõ ràng ngay từ đầu: chúng ta nên tắm rửa thường xuyên và đúng cách, sử dụng xà phòng và nước. Khi phân tử xà phòng xâm nhập vào lớp vỏ virus, nó sẽ tách nó ra, phá vỡ virus, mở ra và giải phóng các thành phần của nó vào nước xà phòng xung quanh, nước này cuối cùng sẽ mang chúng đi".
Như vậy, bài học rút ra là chúng ta nên chú trọng phòng tránh vi khuẩn, virus thông qua rửa tay, tắm rửa thường xuyên và đúng cách. Trong đó, PGS.TS Nguyễn Huy Nga nhắc nhở việc lựa chọn sản phẩm nước rửa tay, sữa tắm cũng rất quan trọng. Tốt nhất là ưu tiên các dòng sản phẩm có uy tín, được kiểm định và có khả năng diệt khuẩn cao, bao gồm cả vi khuẩn biến đổi. Đồng thời, giúp bảo vệ hệ vi sinh vật có lợi trên da, nâng cao đề kháng và chăm sóc làn da.
Với sứ mệnh cao cả "Vì một Việt Nam khỏe mạnh hơn" và được biết đến là nhãn hiệu sạch khuẩn bán chạy hàng đầu thế giới, nhãn hàng Lifebuoy không ngừng lan tỏa kiến thức cũng như thói quen vệ sinh tốt, góp phần nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe cá nhân và cộng đồng, giúp phòng chống dịch bệnh.
Đặc biệt, trong hoàn cảnh vi khuẩn biến đổi không ngừng, Lifebuoy ra mắt nước rửa tay và sữa tắm Lifebuoy công thức VITAMIN+ giúp nâng cao hàng rào đề kháng da, bảo vệ khỏi 99,9% vi khuẩn, kể cả vi khuẩn biến đổi, bảo vệ trẻ hiệu quả trước các bệnh truyền nhiễm.
Sản phẩm được phân phối bởi Công Ty TNHH Quốc Tế Unilever Việt Nam
Địa chỉ: Lô A2, 3 KCN Tây Bắc Củ Chi Xã Tân An Hội, Xã Tân An Hội, Huyện Củ Chi, TP Hồ Chí Minh