J.Stuart Ablon, giáo sư tâm thần học tại trường Y thuộc ĐH Harvard khuyên, các ông bố nên chia sẻ cảm xúc của mình với con giúp tăng cường trí tuệ cảm xúc (EQ) và cải thiện cách giao tiếp cho chúng.
Đồng quan điểm, Jeff Bostic, bác sĩ tại Bệnh viện Đại học MedStar Georgetown (Mỹ) cũng chia sẻ rằng trẻ em không biết cha mẹ nghĩ gì nếu họ im lặng. Vì thế nên lấp đầy lỗ hổng đó bằng việc chia sẻ nhiều hơn với trẻ. Bới các bé trai thường quan sát bố hành động, lắng nghe bố chia sẻ và coi đó là một khuôn mẫu để áp dụng.
Dưới đây là 7 điều bố nên thường xuyên nói với con trai của mình để hình thành một em bé hạnh phúc và trưởng thành:
1. Những lời yêu thương về mẹ
Nói lời yêu với mẹ của bọn trẻ là điều tuyệt vời mà ông bố nào cũng cần phải làm nhưng đó không phải tất cả. Các ông bố hãy diễn giải vì sao bạn yêu mẹ của chúng, như: ''Mẹ đã nấu những món ăn ngon cho bố con mình, mẹ thật tuyệt vời'' hay ''Mẹ đã chuẩn bị nước cho hai bố con mình đi đá bóng, chúng ta phải cảm ơn mẹ''.
Những lời khen ngợi, động viên và khích lệ của bạn dành cho vợ khi con nghe được sẽ giúp con học được cách thể hiện tình cảm với người bạn đời tương lai của chúng.
2. Những lời thừa nhận thất bại và sẵn sàng tìm giải pháp
Khi công việc không diễn ra theo đúng kế hoạch, bạn có thể muốn hét lên thậm chí là chửi thề. Nhưng thay vào đó bạn hãy chia sẻ suy nghĩ của mình với các con một cách thật thà: ''Bố đã thử cách này nhưng nó vẫn không hiệu quả, có lẽ chúng ta nên đi theo hướng khác''.
Khi nói với con điều này, bạn đang đưa chúng 2 bài học: Thứ nhất, bố thất bại nhưng không nóng giận. Thứ hai con người không ai là hoàn hảo nhưng ai cũng có quyền lựa chọn những cách giải quyết khác nhau.
Kể cả khi trót nóng giận bạn cũng nên thật thà với con rằng mình đã mất bình tĩnh, sau đó tìm cách trao đổi với con để có được hướng đối phó phù hợp.
3. Những lời diễn giải cảm xúc
Cở mở với những cảm xúc của mình bao gồm cả hạnh phúc, lo lắng... với con thực sự quan trọng. Điều này giúp dạy cho trẻ, đặc biệt là những bé trai cách biểu đạt cảm xúc thay vì chối bỏ. Điều này giúp trẻ đối diện với mọi cung bậc cảm xúc của mình mà không cảm thấy xa lạ hay sai trái.
4. Lời yêu cầu giúp đỡ
Đây không phải điều gì quá ngạc nhiên khi bạn sẵn sàng nhờ vợ của mình đọc qua email hay nói với chính con của mình ''bố cần sự giúp đỡ''. Phó giáo sư J. Stuart Ablon nói rằng đây là cách để bố mô hình hóa rằng cuộc sống không phải chỉ là một mình gánh vác công việc mà còn là để người khác tham gia và cộng tác với mình.
5. Những lời thể hiện sự đồng cảm
Lắng nghe là cách để bạn hiểu những gì người khác đang phải trải qua. Điều đó cũng phản ánh sự kiên nhẫn và độ lượng, thể hiện qua việc bạn đặt câu hỏi, nghe con giải thích, diễn giải suy nghĩ của mình. Người cha có thể thể hiện tốt sự đồng cảm sẽ giúp nuôi dạy một bé trai biết lắng nghe và chia sẻ.
6. Giải thích về giá trị của tình bạn
Hãy giới thiệu bạn bè của mình với con trai của bạn và giải thích cho chúng biết một người bạn là người có thể gặp gỡ, tìm kiếm niềm vui, lời khuyên và sự giúp đỡ tận tình. Giải thích về giá trị tình cảm thông qua một mối quan hệ bạn bè chân thành thực tế giúp con hiểu rằng cuộc sống luôn có người đáng tin cậy.
7. Nói lời xin lỗi, chấp nhận xin lỗi
Con người không ai hoàn hảo, sẽ có những lúc bạn bực tức, bao biện hay đổ lỗi. Tuy nhiên trong những lúc bạn làm rối tung mọi thứ, bọn trẻ cần nghe lời xin lỗi và thiện chí cố gắng làm cho mọi thứ tốt đẹp hơn.
Ablon khuyên bạn: ''Mắc sai lầm không đáng sợ nếu như bạn nói lời xin lỗi trước mặt lũ trẻ và được chấp thuận tha lỗi. Đây là những bài học mạnh mẽ cho cả một chặng đường dài mà mọi bé trai cần học trong cuộc đời''.
Theo Fatherly
Toà nhà bằng gỗ tồn tại được 500 năm, có thể tự cung cấp điện sử dụng suốt 100 ngày