Những vị cơ bản trong nước tương
Nước tương là một loại gia vị lỏng màu nâu, vị mặn bằng cách lên men hoặc thủy phân hạt đậu nành. Nước tương tamari của Nhật Bản có bổ sung thêm lúa mì lên men.
Nước tương cung cấp muối, vị umami (ngọt) và cả một chút vị đắng thường khó phát hiện. Hương vị cân bằng này khiến nước tương trở thành một loại gia vị tuyệt vời ở Nhật Bản, Trung Quốc và một số quốc gia Châu Á.
Nước tương thường bị nhầm lẫn với dầu hào
Nước tương khác hoàn toàn với dầu hào về vị, độ sánh, màu sắc.
Dầu hào có độ sánh hơn, màu nâu sẫm, được chiết xuất từ những con hàu tươi. Dầu hào sản xuất dạng công nghiệp là sự phối trộn của nước, muối, đường, chất điều vị, hương hàu.
Nước tương vừa dùng để nêm nếm vừa dùng làm nước chấm. Dầu hào thường dùng trong chế biến, hiếm dùng làm nước chấm.
Nấu nướng với nước tương
1. Dùng để tẩm ướp nguyên liệu
Việc sử dụng nước tương để tẩm ướp không chỉ giúp nguyên liệu thấm đều gia vị hơn mà còn giúp mang lại hương thơm hấp dẫn cho món ăn. Đặc biệt, thịt bò xào ướp nước tương mới ngon.
Thịt bò xào rau muống – món ăn bổ dưỡng và dễ làm
Tuy nhiên, không phải nguyên liệu, món ăn nào cũng có thể ướp bằng nước tương. Vì nước tương thường có mùi đặc trưng, tính chua khi nấu nướng nên chỉ thích hợp với vài món nhất định.
2. Dùng trong những món ngâm
Trứng ngâm nước tương: Món ăn này có nguồn gốc từ Hàn Quốc và được biết với cái tên là trứng mayak. Trứng ngâm nước tương là một trong những món banchan (món ăn kèm) được rất nhiều người Hàn yêu thích. Món trứng ngâm nước tương này có vỏ ngoài màu nâu do ngâm với nước tương và thơm mùi nước tương, trứng có vị hơi chua nhẹ kèm vị ngọt và có chút cay cay của ớt.
Củ cải ngâm nước tương: Củ cải trắng kết hợp với củ cải đỏ ngâm trong nước tương có màu nâu cánh gián, có độ giòn sần sật, vị mặn ngọt vừa miệng, không quá nồng và gắt. Củ cải ngâm nước tương là món ăn kèm với bánh tét, cơm nóng, bảo quản trong tủ lạnh để dùng dần.
3. Dùng trong món hầm
Chân giò hầm nước tương: Món chân giò hầm nước tương kết hợp với táo đỏ, kỷ tử, vỏ quế, cam thảo, hoa hồi là món ăn được làm nên từ các vị thuốc trong Đông y. Thịt chân giò mềm, béo ngậy tan ngay trong miệng, màu sắc hấp dẫn với màu nâu cánh gián từ nước tương trông rất đẹp mắt. Đây là món ăn được đánh giá vô cùng hấp dẫn và thơm ngon cho bữa cơm gia đình.
4. Dùng trong món kho/om
Món kho có thể sử dụng thịt heo, gà, vịt, độ béo từ thịt kết hợp với nước tương tạo ra mùi hương và vị thơm ngon, thích hợp với khẩu vị của nhiều người.
Vịt kho nước tương:
Gà kho nước tương – biến tấu đặc sắc cho bữa cơm:
Cá kho nước tương – ăn cùng với rau luộc chấm sốt cá kho là ngon hết sẩy!
5. Dùng làm nước chấm
Nước tương pha thêm chút giấm, đường để làm nước chấm cho món bột chiên, há cảo…
Giã tỏi ớt cho nhuyễn, dằn xíu đường rồi pha nước tương, dùng làm nước chấm cho các món bún, bánh hỏi, gỏi cuốn.
Bún đậu hũ nước tương – ăn chay để thanh lọc cơ thể
6. Gia vị cuối không thể thiếu của các món ăn
Mì xào hoặc cơm chiên: Nước tương là gia vị cuối không thể thiếu trước khi tắt bếp. Một ít nước tương sẽ giúp món ăn dậy mùi thơm, mướt mắt, tăng vị mặn ở dạng dễ tan hơn muối.
Mì xào hải sản thập cẩm – món nhanh gọn cho bữa sáng
Soup cua sánh, sệt, nóng mới đạt trạng thái ngon mắt. Vì thế, soup cua thường nấu nhạt để tránh vị bị mặn khi chuyển từ dạng lỏng sang dạng sánh. Người bán thường cho thêm xíu nước tương, dầu mè, ớt rim để tròn đầy đủ vị vào chén soup cua.
Cùng theo dõi chuyên mục Ăn ngon Khéo tay để cập nhật những mẹo hay hữu ích trong cuộc sống nhé! Chúc bạn nấu thật ngon thật vui với các món ăn dùng nước tương!