Nói ra 8 chữ khi nghe tin Phổ Nghi là người kế vị, Quang Tự Đế phơi bày dã tâm của bà Thái hậu đang cận kề cái chết

Khánh An | 05-07-2021 - 19:31 PM

(Tổ Quốc) - Trong lúc thở còn khó nhọc, Từ Hi Thái hậu vẫn bố trí cho Quang Tự Đế ra đi trước mình, đưa đứa trẻ 2 tuổi chính thức lên làm Hoàng đế Thanh triều.

Những năm tháng cuối của triều đại nhà Thanh, người nắm giữ quyền lực thực sự chính là Tây Thái hậu Từ Hi. 

Bà độc chiếm quyền lực trong suốt 47 năm, trong thời gian Từ Hi nắm quyền, Trung Quốc đã phải ký kết biết bao bản hiệp ước bất công làm nhục quốc thể, khiến đất nước rơi vào chế độ xã hội nửa thuộc địa nửa phong kiến.

Kể từ sau khi Hàm Phong Đế băng hà, Từ Hi phát động cuộc chính biến Tân Dậu, giết hại 8 vị quan Cố mệnh Đại thần, bắt đầu chuỗi thời gian buông rèm nhiếp chính, đến khi con trai ruột của mình là Đồng Trị Đế qua đời, vì không muốn quyền lực rơi vào tay kẻ khác nên đã chọn Quang Tự nối ngôi.

Bởi vì Đồng Trị Đế không có con nối dõi, cho nên Từ Hi Thái hậu đã chọn Quang Tự - là con trai của em gái mình và Thuần Thân vương lên ngồi ở vị trí ngai vàng.

Thực ra, em gái của Từ Hi không hề muốn con trai mình vào cung làm Hoàng đế, chính vì thế nên bà cùng Từ Hi đã xích mích thành thù với nhau. Còn về Từ Hi, việc bà lựa chọn Quang Tự một mặt là vì có quan hệ huyết thống, mặt khác chính là bởi vì Quang Tự tuổi còn nhỏ, dễ dàng thao túng và khống chế.

Tuy rằng Quang Tự tại vị được 34 năm, cũng đã từng tự mình nhiếp chính, nhưng đến cuối cùng vẫn bị Từ Hi giam lỏng, không có được tự do.

Biết tin Phổ Nghi được chọn kế vị mình, Quang Tự Đế liền thở dài nói 8 chữ, vạch trần dã tâm của bà Thái hậu đang cận kề cái chết - Ảnh 2.

Năm 1908, khi Quang Tự - bấy giờ đã 37 tuổi, đang bị giam lỏng tại Doanh Đài, sức khỏe ngày một suy yếu. Vào thời điểm đó, sức khỏe của Từ Hi cũng giảm sút nghiêm trọng. Nhưng mối quan hệ giữa Từ Hi và Quang Tự vẫn như nước với lửa, không gì có thể cứu vãn.

Từ Hi không thể để Quang Tự nắm quyền lực, cho nên trước khi Quang Tự Đế băng hà, bà đã sắp xếp cho Phổ Nghi kế thừa ngôi vị.

Phổ Nghi khi ấy là con trai trưởng của Nhiếp chính vương Tái Phong, cũng tức là cháu trai của vua Quang Tự. Khi lên ngôi, Phổ Nghi mới chỉ có hai tuổi. Trước lúc lâm chung, Quang Tự Đế mới biết được tin ấy, ông đã trầm mặc rất lâu.

Quang Tự Đế bị giam lỏng ở Doanh Đài suốt một thời gian dài, bản thân ông cũng biết, Từ Hi Thái hậu sẽ không bao giờ thả mình ra ngoài. Khi biết được Phổ Nghi sẽ đăng cơ xưng đế, kế nhiệm mình, ông thở dài nói đúng 8 chữ: "Lại có thêm một Hoàng đế bù nhìn."

Một câu nói chỉ vỏn vẹn 8 chữ nhưng đủ để vạch trần dã tâm của Từ Hi Thái hậu một cách không giấu giếm che đậy.

Dù là Đồng Trị Đế hay chính bản thân Quang Tự, lại thêm cả một Phổ Nghi nhưng chung quy, tất cả đều vẫn chỉ là những con rối cho Từ Hi giật dây.

Biết tin Phổ Nghi được chọn kế vị mình, Quang Tự Đế liền thở dài nói 8 chữ, vạch trần dã tâm của bà Thái hậu đang cận kề cái chết - Ảnh 4.

Trước khi Từ Hi qua đời một ngày, vua Quang Tự bất ngờ băng hà. Nhiều nghi vấn đã đổ dồn vào bát sữa chua mà Từ Hi sai người mang dân lên hoàng đế trước khi bà chết nhưng chẳng ai dám hé miệng nói nửa lời.

Còn về phía Phổ Nghi, sau khi đăng cơ làm Hoàng đế thay Quang Tự, chỉ vỏn vẹn 3 năm sau, ông phải thoái vị, nhà Thanh hoàn toàn sụp đổ.

Năm 1912, khi Cách mạng Tân Hợi bùng nổ, Phổ Nghi phải thoái vị. Ông được Phát xít Nhật đưa lên làm Hoàng đế bù nhìn của Đại Mãn Châu Đế quốc ở Đông Bắc Trung Quốc năm 1934.

Năm 1945, ông bị Hồng quân Liên Xô bắt và quản thúc, sau đó có góp mặt trong phiên tòa xét xử các tội phạm chiến tranh của Nhật.

Từ năm 1949 đến 1959, ông được trả về nước và bị Quốc vụ viện Trung Quốc quản thúc, giam giữ vì tội danh bắt tay với quân xâm lược Nhật. Tháng 12 năm 1959, ông được thả và sống ở Bắc Kinh như một thường dân cho đến khi qua đời.

*Theo Sohu (Trung Quốc)


CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM