Nỗi lòng của những bệnh nhân phải vào viện Bạch Mai chạy thận: "Ngày vào viện, tối về nằm lo..."

Ngọc Thắng | 30-03-2020 - 16:18 PM

(Tổ Quốc) - Sau nhiều ca nhiễm liên quan đến bệnh viện Bạch Mai, phía bệnh viện này đã bị phong tỏa "nội bất xuất, ngoại bất nhập". Nhiều bệnh nhân chạy thận để có thể vào viện đều phải xếp hàng làm thủ tục kỹ càng. Vào viện trong những ngày dịch phức tạp, rất nhiều bệnh nhân chạy thận tỏ ra lo lắng và bất an...

Cuộc sống đảo lộn của người dân xóm chạy thận

Dịch Covid -19 ở Việt Nam đang diễn biến phức tạp, đến nay đã có 194 ca nhiễm, trong đó có 25 ca nhiễm liên quan đến Bệnh viện Bạch Mai. Bệnh viện này hiện đã bị phong tỏa "nội bất xuất, ngoại bất nhập", lực lượng công an, bộ đội được huy động để đảm bảo an toàn.

Bệnh viện Bạch Mai thắt chặt an ninh, "nội bất xuất, ngoại bất nhập".

Những ngày bệnh viện bị phong tỏa, cũng là những ngày nhiều người bệnh chạy thận sinh sống ở ngõ 121 Lê Thanh Nghị thêm phần lo lắng, vất vả. Con ngõ 121 Lê Thanh Nghị ngày thường vốn đã thưa thớt nay thời điểm dịch còn vắng vẻ, thưa thớt hơn nhiều lần. 

Hàng quán trong con ngõ đều đóng cửa, người dân sinh sống tại đây hạn chế ra khỏi nhà, cả ngày đều khép kín cửa. 130 bệnh nhân ở xóm chạy thận không dám đi đâu xa hơn vị trí khoảng sân ở đầu ngõ.

Giữa thời điểm bệnh viện Bạch Mai đang là "ổ dịch" Covid -19, bà Lê Thị Ninh (Thạch Thất, Hà Nội) và nhiều người khác ở đây một tuần vẫn phải vào viện 3 lần để chạy thận.

Nỗi lòng của những bệnh nhân phải vào viện Bạch Mai chạy thận: Ngày vào viện, tối về nằm lo... - Ảnh 2.

Bệnh nhân xóm chạy thận lo lắng trước tình hình dịch Covid -19 phức tạp trong Bệnh viện Bạch Mai.

Họ mặc dù không muốn nhưng vẫn bắt buộc phải vào viện trong những ngày này để lọc máu, kéo dài sự sống của mình. Chẳng ai dám rời cái xóm trọ ấy để về quê, về thăm gia đình.

Gặp chúng tôi trước lúc rời phòng trọ vào viện Bạch Mai, bà Ninh cho hay, tính đến thời điểm này bà đã phải chạy thận 14 năm. 

Từ ngày nghe thông tin bệnh viện Bạch Mai có nhiều bệnh nhân và nhân viên phục vụ ăn uống nhiễm Covid -19, bà rất hoang mang và lo lắng. Tuy nhiên, một tuần bà vẫn phải vào viện 3 lần để chạy thận.

Nỗi lòng của những bệnh nhân phải vào viện Bạch Mai chạy thận: Ngày vào viện, tối về nằm lo... - Ảnh 3.

Bà Ninh chia sẻ với phóng viên.

"Khác với mọi ngày, mấy hôm nay tôi đi chạy thận, khi vào viện  đều có bác sỹ ra cửa đón, phía bệnh viện không cho người nhà đi cùng, trừ trường hợp ngồi xe lăn hay bệnh nhân nặng quá.

Khi đến bệnh viện, tôi phải đo thân nhiệt ở ngoài cổng, tiếp đó vào phòng phun khử trùng và lên khoa chạy thận đo tiếp thân nhiệt, phải đúng giờ mới được vào.

Mấy hôm nay, việc chạy thận được làm cẩn thận và nghiêm ngặt hơn, bác sỹ chạy xong hết ca một mới cho ca hai vào, bệnh nhân vào viện không được chạm tay vào bất cứ thứ gì", bà Ninh nói.

Bà Ninh chia sẻ thêm, cái bệnh chạy thận này của bà chẳng khác nào bỏ cửa bỏ nhà ra đi cả, 14 năm nay bà phải ở trọ tại đây.

Mấy hôm nay xóm trọ này ai cũng bàn tán về dịch trong bệnh viện Bạch Mai, tất cả đều lo lắng, cuộc sống ở đây của mọi người đều bị đảo lộn.

Người dân xóm chạy thận đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn trước khi đi vào viện Bạch Mai.

"Cả ngày không ai dám ra khỏi nhà, chỉ loanh quanh trong phòng. 14 năm tôi chưa bao giờ rơi vào hoàn cảnh vừa chạy thận vừa lo như thế này cả. 

Khó khăn nữa là giờ chúng tôi bị hạn chế đi lại, không thể tranh thủ buôn bán hay làm gì để trang trải cuộc sống. Ở đây ai cũng khổ cực cả, tất cả đành đùm bọc lẫn nhau để tiếp tục sống.

Nỗi lòng của những bệnh nhân phải vào viện Bạch Mai chạy thận: Ngày vào viện, tối về nằm lo... - Ảnh 5.

Phía đầu ngõ xóm chạy thận có bàn khai báo cho mỗi bệnh nhân đi vào viện.

Hiện phía bệnh viện cũng thường xuyên nhắc nhở, tuyên truyền mọi người phòng chống dịch để chúng tôi an tâm phần nào", bà Ninh nói.

"Ngày chạy thận, đêm về nằm lo"

Cùng chung tâm trạng như bà Ninh, chị Nguyễn Thị Hương (quê Nam Định) người 10 năm chạy thận cũng bắt buộc phải vào viện Bạch Mai những ngày này.

Lực lượng y tế đến tận ngõ đưa các bệnh nhân vào viện Bạch Mai chạy thận.

Những ngày phải chạy thận, chị Hương mới ra khỏi nhà, còn lại chị đều ở trong phòng, không dám ra khỏi ngõ.

Đối với người thường dịch Covid -19 đã rất nguy hiểm, với những người bị bệnh thận như chị Hương lại càng nguy hiểm hơn.

"Tôi bị bệnh suy thận giai đoạn cuối nên phải đi lọc máu, giờ dịch Covid trong bệnh viện Bạch Mai khiến tôi rất lo. Như tôi sức đề kháng rất yếu, nếu không may dính virus này khả năng tử vong rất cao. 

Nỗi lòng của những bệnh nhân phải vào viện Bạch Mai chạy thận: Ngày vào viện, tối về nằm lo... - Ảnh 7.

Nhân viên y tế đưa các bệnh nhân vào bệnh viện Bạch Mai theo một hàng.

Mấy ngày nay, ban ngày thì đi chạy thận, đêm về nằm lo. Ở nhà chúng tôi vẫn đeo khẩu trang, thường xuyên rửa tay sát khuẩn cho yên tâm, không chỉ cho mình và cho cả cộng đồng. 

Giờ chỉ trông mong vào nhà nước, cơ quan chức năng sớm đẩy lùi được dịch bệnh để chúng tôi yên tâm hơn", chị Hương nói.

Sáng 30/3, đoàn cơ quan chức năng có mặt xóm chạy thận để đưa các bệnh nhân ở đây tập trung ra bệnh viện để chạy thận. 

Trước khi ra đi, mọi người phải đeo bao tay, khẩu trang và rửa tay bằng nước sát khuẩn. Lực lượng chức năng nhắc nhở mọi người sau khi chạy thận xong phải trở về phòng không được đi lung tung.

Hình ảnh người dân xóm chạy thận xếp hàng đo thân nhiệt, kiểm tra giấy tờ để vào bệnh viện Bạch Mai.

Hàng hóa thực phẩm từ hôm nay chính quyền sẽ mua và cung cấp cho cả xóm trọ, người dân không phải lo lắng.

"May quá, được chính quyền quan tâm động viên, lại cung cấp thức ăn và đồ dùng, chúng tôi cũng đã yên tâm hơn", một bệnh nhân xóm chạy thận nói.

Nỗi lòng của những bệnh nhân phải vào viện Bạch Mai chạy thận: Ngày vào viện, tối về nằm lo... - Ảnh 10.

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM

Tết an vui với ưu đãi miễn phí bảo dưỡng từ Panasonic

Dịp cuối năm là thời điểm mỗi gia đình đều chú trọng tân trang cho ngôi nhà của mình cũng như quan tâm đến sức khỏe cho các thành viên. Hiểu được mong muốn đó, Panasonic triển khai chương trình chăm sóc khách hàng thường niên 2024 với nhiều ưu đãi hấp dẫn, giúp bạn và cả nhà chuẩn bị một mùa Tết khỏe mạnh và an lành.