Chiều 10/12, Bệnh viện chuyên khoa Nam học và Hiếm muộn Việt – Bỉ tổ chức Lễ kỷ niệm chặng đường 20 năm xây dựng và phát triển; Lễ đón nhận Top 10 thương hiệu tiêu biểu Châu Á – Thái Bình Dương và Top 10 Thương hiệu vàng ASEAN 2022. Lặng lẽ trong buổi kỷ niệm đó, hình ảnh gia đình nhỏ, người chồng ngồi xe lăn cùng vợ và 2 thiên thân đáng yêu ánh mắt long lanh ngước nhìn những bác sĩ tại bệnh viện.
Gia đình nhỏ ấy là anh Nguyễn Văn Can và chị Nguyễn Thị Thúy (quê ở Thanh Hóa). Anh Can bị tai nạn lao động từ năm 19 tuổi, phải ngồi xe lăn, còn chị Thúy thì là một cô gái khuyết tật một tay, một chân trái do tai biến phải mổ não từ hồi nhỏ.
Hai anh chị nên duyên từ Câu lạc bộ những người khuyết tật tại TP Thanh Hóa. Sau 8 tháng tìm hiểu, cả 2 quyết định tiến tới hôn nhân và sau 5 tháng kết hôn, cả 2 quyết định "tìm con" bằng các phương pháp khác nhau.
"Do anh ngồi xe lăn, chức năng đàn ông của anh cũng không được như người thường, nên việc có thai tự nhiên đối với tôi là không thể. Chúng tôi quyết định tìm con nhờ kỹ thuật, mặc dù khó khăn đủ thứ, nhưng 2 vợ chồng vẫn quyết tâm", chị Thúy nói.
Năm 2020, câu chuyện cổ tích trên hành trình tìm con yêu tại Bệnh viện chuyên khoa Nam học và Hiếm muộn Việt – Bỉ được nhiều người biết đến. Chị Thúy kể, hành trình tìm được 2 thiên thần như bây giờ vô cùng vất vả từ vật chất đến tinh thần. Khó có con tự nhiên đã là tủi hờn, nhưng đi lại chỉ có một mình, không có chồng bên cạnh còn tủi hờn hơn rất nhiều. "Nhìn cảnh các chị khác có chồng ở bên an ủi còn mình thì không, nhiều lúc nước mắt tự nhiên cứ rơi xuống. Cũng rất may 2 vợ chồng được các bác sĩ tại bệnh viện động viên và giúp đỡ rất nhiệt tình", chị Thúy chia sẻ.
Tại Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Việt - Bỉ (Hà Nội), vợ chồng anh Can, chị Thúy được ThS, BS Hà Ngọc Mạnh cùng đội ngũ y, bác sĩ ở đây đã trực tiếp kiểm tra và lên phác đồ điều trị. Can được làm kỹ thuật Micro-TESE hiện đại nhất để tìm con.
BS, Thầy thuốc Ưu tú Tô Hoài Phương, Giám đốc Bệnh viện Nam học Việt - Bỉ từng chia sẻ, đây không phải ca bệnh đầu tiên bệnh viện can thiệp cho người chồng bị liệt tủy, nhưng cặp đôi này khá đặc biệt vì cả hai đều khuyết tật và hoàn cảnh kinh tế vô cùng khó khăn. Bệnh viện hỗ trợ lớn cả về tinh thần và vật chất để Can và Thúy chào đón được hai thiên thần khỏe mạnh.
BS, Thầy thuốc Ưu tú Tô Hoài Phương, Giám đốc Bệnh viện Nam học Việt - Bỉ cho biết, đây không phải ca bệnh đầu tiên bệnh viện can thiệp cho người chồng bị liệt tủy, nhưng cặp đôi này khá đặc biệt vì cả hai đều khuyết tật và hoàn cảnh kinh tế vô cùng khó khăn. Bệnh viện hỗ trợ lớn cả về tinh thần và vật chất để Can và Thúy chào đón được hai thiên thần khỏe mạnh.
Ngày vợ đi xét nghiệm sau chuyển phôi, anh Can ngồi nhà ôm chặt điện thoại. Khi nhận được tin vui, anh mừng quá hét một tiếng thật to và cứ vậy ngồi mỉm cười một mình. Hạnh phúc đến quá bất ngờ, tựa như một phép màu với người đàn ông đã bị liệt như anh.
Những ngày mang thai khá thuận lợi dù Thúy có tiền sử mắc bệnh cao huyết áp. Đến tuần 35, Thúy sinh non hai thiên thần Thiên An và Thiên Ý (cân nặng 2 kg). Hai bé phải nằm lồng kính chín ngày.
Đến nay, sau hơn 2 năm, cặp vợ chồng khiếm khuyết về ngoại hình vẫn luôn nở nụ cười tươi khi có 2 thiên thần đáng yêu và khỏe mạnh.