Trong quá trình mang thai, mẹ bầu nên thực hiện các phương pháp sàng lọc trước sinh sau:
- Xét nghiệm máu để kiểm tra và phát hiện kịp thời các bệnh lý như viêm gan B, HIV, Rubella...
- Siêu âm sàng lọc dị tật hình thái thai nhi trước sinh để kiểm tra sức khỏe, sự phát triển của thai nhi trong suốt quá trình mang thai.
- Siêu âm độ mờ da gáy: Thực hiện bằng siêu âm kết hợp với xét nghiệm máu của mẹ và đánh giá chỉ số xương mũi của thai nhi. Trong trường hợp thai có độ mờ da gáy gần 3mm, bác sĩ sẽ chỉ định bà bầu làm Double test để đánh giá chính xác hơn nguy cơ hội chứng Down.
- Xét nghiệm Double test: Thực hiện cho thai nhi từ 9 - 13 tuần tuổi và tốt nhất là tuần thai thứ 12. Phương pháp này sẽ phát hiện được bệnh thừa NST số 13 hay còn gọi là bệnh Trisomy 13. Để thực hiện xét nghiệm này, thai phụ được chỉ định lấy mẫu máu để đánh giá nồng độ freeBeta hCG và PAPP-A. Xét nghiệm này cho phép phát hiện khoảng 95% thai kỳ mắc hội chứng Down.
- Xét nghiệm Triple test: Cũng thực hiện bằng cách lấy mẫu máu của người mẹ trong tuần thai thứ 15 - 22 (lý tưởng nhất là tuần thai thứ 16 - 18). Xét nghiệm này sẽ xác định 3 chất khác nhau trong máu mẹ do thai tiết ra gồm AFP, uE3, β hCG. Phương pháp này giúp phát hiện nguy cơ thai nhi bị dị tật ống thần kinh.
- Xét nghiệm NIPT: Đây là phương pháp sàng lọc trước sinh hiện đại nhất, độ chính xác cao vượt trội so với các xét nghiệm double test và triple test. Phương pháp này thực hiện phân tích ADN tự do của thai nhi có trong máu của mẹ để sàng lọc các dị tật bẩm sinh thai có thể mắc phải. Đặc biệt, xét nghiệm này còn có thể thực hiện với các trường hợp mang song thai, mang thai hộ. NIPT có ưu điểm là thực hiện được từ tuần thứ 9 của thai kì, rất sớm để phát hiện kịp thời các bất thường ở thai nhi, nhờ vậy việc can thiệp, xử lý cũng dễ dàng hơn.