Con đường sự nghiệp của một người không suôn sẻ hay suôn sẻ, một phần phụ thuộc vào thành tích của người đó. Mặt khác, điều này còn phụ thuộc vào mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau.
"Ở nhà nhờ ba mẹ ra ngoài nhờ bạn bè". Một người không có bạn bè thì khó có chỗ đứng trong xã hội, đặc biệt là ở nơi làm việc, nơi mà luôn phải đối đầu, cạnh tranh.
Do vậy, dân công sở hãy học những thủ thuật sau đây để mối quan hệ giữa các cá nhân của bạn sẽ ngày càng tốt đẹp hơn.
1. Mỉm cười
Trên sân khấu, người có thể tạo ấn tượng tốt với người khác là người hay cười. Ảnh: Aboluowang
‘Đừng xem thường sức mạnh của một cái chạm tay, một nụ cười ấm áp, một câu nói từ ái, một lời khen chân thành, một sự quan tâm lắng nghe hay một cử chỉ ân cần dù nhỏ bé nhất, bởi nó có khả năng thay đổi cuộc sống của một con người.’ Leo F.Buscaglia
Nụ cười là "mặt tiền" của một người, kiến thức là bước đệm để bước vào xã hội. Nhưng một người không có nụ cười thì dù tích lũy được bao nhiêu kiến thức cũng không có cơ hội thể hiện.
Do đó, mọi người ở nơi làm việc, đừng quên mỉm cười. Khi bạn cười, bạn sẽ thấy mọi người xung quanh bạn đều là người tốt. Ngay cả khi bạn không hiểu được đồng nghiệp của mình thì bạn cũng nên mỉm cười với họ một cách lịch sự.
Nếu bạn mắc sai lầm, hãy đối mặt bằng một nụ cười thay vì tức giận. Từ đó, bạn sẽ có nhiều cơ hội sửa chữa sai lầm của mình hơn; Nếu bạn thành công, hãy mỉm cười và tự tin hơn; Nếu bạn làm mất lòng sếp, hãy mỉm cười và giải quyết sự bối rối của bạn; Hãy mỉm cười với khách hàng để rút ngắn khoảng cách.
2. Ghi nhớ
Khi còn ngồi trên ghế nhà trường, mỗi lớp có hàng chục người và bạn hầu như không thể nhớ hết tên của các bạn cùng một lúc. Đến khi bước vào một lớp học mới, bạn sẽ cảm thấy rất gò bó, không biết nói thế nào, không biết nói cùng ai.
Mở ra cơ hội cho bản thân nhờ chiến thuật ghi nhớ. Ảnh: Intenret
Nhớ tên một người đã khó, nhớ tính cách, sở thích, thói quen sinh hoạt, lý lịch công việc cá nhân của người khác lại càng khó hơn. Những người thông minh sẽ luôn ghi nhớ thói quen, tên, sở thích của một số người đặc biệt... Đây là cách tiếp cận "làm nổi bật chìa khóa".
Ví dụ, nếu bạn vào một đơn vị mới, bạn không thể nhớ tất cả mọi người, nhưng bạn có thể nhớ tên và trách nhiệm công việc của sếp. Khi bạn lần đầu tiên bước vào văn phòng của sếp để báo cáo công việc và những gì bạn nói đã làm hài lòng sếp, thì bạn đã thực hiện thành công bước đầu tiên trong đơn vị đó.
Nhiều người sẽ cố ý nhớ tới một số "người chủ chốt" và thông qua phương pháp này, họ có thể mở ra con đường sự nghiệp cho bản thân.
Ghi nhớ người khác là tôn trọng và là một kỹ năng giao tiếp. Khi bạn gọi sai tên không chỉ gây khó xử mà còn gây ấn tượng xấu cho người khác.
3. Hạn chế cái tôi của bản thân và biết cách lắng nghe chân thành
Thật dễ dàng để xác định những điều khiến chúng ta thất vọng về một người nào đó. Khó hơn nhiều để hiểu họ là ai và tại sao họ lại hành động như vậy. Lắng nghe và chờ đợi mang lại một tương lai và hy vọng về sự tiến bộ khi giao tiếp với mọi người.
Lắng nghe và hiểu những gì mà người khác đang giao tiếp với chính mình chính là phần quan trọng nhất của sự tương tác. Khi lắng nghe với một thái độ tôn trọng, tích cực, bạn sẽ hiểu những gì người khác đang suy nghĩ, cảm giác, mong muốn, thậm chí tính cách của họ.
Đây là một yếu tố kỳ diệu giúp con người xây dựng một mối quan hệ lâu dài và tốt đẹp. Không chỉ trong cuộc sống nơi công sở với các đồng nghiệp, kỹ năng lắng nghe cũng là một kỹ năng quan trọng trong công việc. Vì thế, bạn nên rèn luyện kỹ năng lắng nghe thật tốt để chuẩn bị bước vào môi trường làm việc mới sẽ không gặp nhiều bỡ ngỡ.
Điều cơ bản nhất trong tất cả các nhu cầu của con người là nhu cầu được nghe và được hiểu. Cách tốt nhất để hiểu mọi người là lắng nghe họ. Ảnh: Internet
4. Hãy chủ động
Khi đi xin việc, một người càng biết nhiều về đơn vị mình ứng tuyển thì càng dễ được tuyển dụng. Bởi vì, bạn càng biết nhiều, chứng tỏ bạn có hứng thú với công việc. Bất cứ đơn vị nào cũng cần người có tâm với công việc chứ không phải người có trình độ văn hóa cao, năng lực vững vàng nhưng lại hời hợt trong công việc.
Sau khi bước vào nơi làm việc, bạn cần làm quen với môi trường làm việc càng sớm càng tốt, và bạn cũng cần phải làm quen với những người xung quanh. Bạn muốn kết giao với ai, bạn hãy chủ động làm quen với người ấy.
Khi bạn hiểu người khác, bạn mới có thể thiết lập một mối quan hệ hợp tác tốt. Khi bạn đã quen với tính cách của sếp, những gì bạn làm sẽ khiến sếp hài lòng hơn. Đồng thời, bạn sẽ có nhiều cơ hội để thăng chức và tăng lương cho mình.
5. Đặt bản thân vào hoàn cảnh của người khác
Hãy đối xử với mọi người theo cách bạn muốn được đối xử. Ảnh: Intenret
Bạn có thể cải thiện mối quan hệ của mình với đồng nghiệp bằng cách nhìn nhận vấn đề từ hoàn cảnh của họ. Ví dụ, bạn thấy bực mình khi đồng nghiệp chỉ trả lời cụt ngủn trong khi bạn đã gửi e-mail trình bày chi tiết, cụ thể. Nhưng nếu đặt mình vào vị trí của họ, bạn sẽ biết rằng cô ấy bận rộn với trăm công nghìn việc đến nỗi không có thời gian nghỉ ngơi huống hồ có thể viết lại cho bạn bức thư dài dòng. Cô ấy sẽ đánh giá cao nếu bạn trình bày ngắn gọn và đi vào trọng tâm vấn đề khi nói chuyện.
Tương tự với đồng nghiệp nói nhiều, kể lể chi tiết cuộc hẹn hò tối hôm trước. Anh ấy khiến bạn xao nhãng nhưng mục đích của câu chuyện có thể đơn giản chỉ là giải tỏa áp lực công việc. Khi đó, hãy dành chút thời gian cho anh ta rồi lịch sự nhắc nhở mọi người quay trở về dự án đang thực hiện.
Theo Aboluowang