Những sự thật bất ngờ về "Vụ nổ Beirut"

Đức Khương | 14-09-2021 - 21:41 PM

(Tổ Quốc) - Vào ngày 4 tháng 8 năm 2020, cả thế giới đã bị chấn động bởi một vụ nổ kinh hoàng ở Beirut, Lebanon, sau đó nó được gọi là “Vụ nổ Beirut”. Kể từ đó, nhiều sự kiện khác nhau về Vụ nổ Beirut, từ nguyên nhân đến tác động của nó, đã được đưa ra ánh sáng, từ từ hé lộ bức tranh rõ ràng về tình hình các vấn đề ở Lebanon.

"Vụ nổ Beirut" đã khiến ít nhất 135 người chết và hơn 5.000 người bị thương. Sóng xung kích lan rộng khắp thành phố, và những đám mây khói độc hình nấm bay đầy bầu trời và khiến cả thế giới quay cuồng vì chấn động. Những ảnh hưởng và hậu quả của vụ nổ là rất lớn và khiến toàn bộ đất nước Lebanon (Li-băng) phải thương tiếc cho thủ đô của mình. Và dưới đây là những sự thật mà bạn có thể chưa biết về vụ nổ Beirut.

1. Một trong những vụ nổ phi hạt nhân lớn nhất trên hành tinh của chúng ta

Những sự thật bất ngờ về Vụ nổ Beirut - Ảnh 1.

Hơn một ngày sau vụ nổ cực lớn ở Li-băng làm chấn động khắp thủ đô Beirut và toàn khu vực, nhiều người dân chưa hết bàng hoàng khi đứng trước cảnh tượng hoang tàn với những đống đổ nát, nhà cửa và phương tiện bị hư hỏng nặng nề do sức công phá quá khủng khiếp của vụ nổ.

Vụ nổ Beirut, gây ra bởi vụ nổ 2.750 tấn phân bón Amoni Nitrat trong kho chứa, có sức công phá tương đương từ 1 đến 1,5 tấn thuốc nổ TNT, theo các chuyên gia.

Trong khi đó, vụ nổ gây ra trong vụ Đánh bom thành phố Oklahoma chỉ chứa khoảng 2,5 tấn Amoni Nitrat. Điều này khiến Vụ nổ Beirut trở thành một trong những vụ nổ phi hạt nhân lớn nhất trên thế giới.

Những sự thật bất ngờ về Vụ nổ Beirut - Ảnh 2.

Sóng địa chấn do vụ nổ gây ra từ 3,3 đến 4,5 độ richter dưới lòng đất mặc dù vụ nổ được diễn ra ở trên bề mặt Trái Đất. Theo các chuyên gia, vụ nổ có cường độ bằng 1/10 so với quả bom hạt nhân ném xuống Hiroshima trong Thế chiến II.

2. MV Rhosus - Con tàu đằng sau vụ nổ

Những sự thật bất ngờ về Vụ nổ Beirut - Ảnh 3.

2750 tấn amoni nitrat bỏ lại trên con tàu.

Amoni Nitrat phát nổ đến từ hàng hóa của một con tàu tên là MV Rhosus. Con tàu này thuộc về một doanh nhân người Nga tên là Igor Grechushkin, và nó đã được đưa đến cảng vào năm 2014.

Con tàu khởi hành từ Batumi, Georgia, vào tháng 9 năm 2013, nó hướng tới Beira, Mozambique. Trong khi đi qua phía đông Địa Trung Hải, con tàu đã được đưa vào cảng Beirut vì nó gặp sự cố kỹ thuật. Con tàu bị các quan chức cảng cho là không đủ tiêu chuẩn để khởi hành khi nhận thêm hàng hóa lúc cập cảng Beirut, và nó bị giữ lại để giải quyết các vấn đề liên quan đến kỹ thuật.

Sau khi con tàu bị cấm đi xa hơn, hàng hóa bị tạm giữ được cất giữ tại "Kho 12" ở cảng Beirut. Theo cựu thuyền trưởng của con tàu, Boris Prokoshev, Grechushkin đã bỏ rơi con tàu và thủy thủ đoàn của nó sau khi nó bị bắt giữ.

Theo thuyền trưởng, tải hàng mới được đưa lên tàu chứa máy móc mà tàu không được trang bị để đảm nhận.

3. Amoni Nitrat là gì? Mức độ nguy hiểm của nó như thế nào?

Những sự thật bất ngờ về Vụ nổ Beirut - Ảnh 4.

Amoni Nitrat (NH4NO3) là một hợp chất hóa học có chứa các ion amoni và nitrat. Dạng thường thấy của Amoni Nitrat là một chất kết tinh màu trắng, hòa tan nhiều trong nước. Amoni Nitrat thường được nông dân sử dụng làm phân bón gốc nitơ trong các lĩnh vực nông nghiệp.

Tuy nhiên, hợp chất hóa học này rất dễ bay hơi, và khi chịu tác động của nhiệt và áp suất, nó có thể dễ dàng gây ra những vụ nổ trong các khu vực khai thác. Nó là cũng được coi là chất hóa học được sử dụng chủ yếu trong các vụ đánh bom.

Trong quá trình nổ, Amoni Nitrat có khả năng tạo ra các khí độc như nitơ oxit và khí amoniac. Chùm khí màu cam nổi lên là một dấu hiệu cho thấy sự hiện diện của nitơ điôxít, thường liên quan đến ô nhiễm không khí, và chất này cũng tương tác với bầu khí quyển.

Các sóng xung kích do vụ nổ này gây ra đã được nhìn thấy và cảm nhận được khắp thành phố. Từ đám cưới đến các kỳ nghỉ, toàn bộ thành phố đã bị ảnh hưởng bởi sóng xung kích được tạo ra từ vụ nổ. Đã có nhiều trường hợp người ta chụp được ảnh hưởng của vụ nổ trên máy quay trực tiếp.

4. Sự tàn phá trên toàn thành phố

Những sự thật bất ngờ về Vụ nổ Beirut - Ảnh 5.

Được biết, cảng Beirut hoàn toàn bị tàn phá bởi vụ nổ. Sự tàn phá do vụ nổ gây ra quá lớn, đến nỗi cảng không còn hoạt động, và nhiều đoạn của nó đã bị san bằng.

Thật không may, làn sóng hủy diệt không kết thúc ở đó. Theo báo cáo, một đoạn bờ biển của Beirut cũng đã bị phá hủy do vụ nổ.

Hơn nữa, 90% khách sạn và ba bệnh viện đã bị phá hủy hoàn toàn do vụ nổ. Người dân Beirut, những người được đưa đến bệnh viện sau vụ nổ đều phải điều trị trên đường phố.

Thiệt hại do vụ nổ đã làm tê liệt hơn một nửa thành phố. Riêng thiệt hại về vật chất đã lên tới hàng tỷ USD. Các cột mốc, bảo tàng, tàu và một số khía cạnh khác của thành phố đã bị thiệt hại nặng nề trong vụ nổ.

5. Sức ảnh hưởng to lớn

Những sự thật bất ngờ về Vụ nổ Beirut - Ảnh 6.

Số người chết trong vụ nổ là khoảng 220 người, và hàng nghìn người bị thương trong vụ nổ. Danh sách người mất tích hiện đã lên đến 110 người chỉ trong thành phố. Với ba bệnh viện bị phá hủy và hai bệnh viện khác bị hư hại nặng nề, những người bị thương phải điều trị trên đường phố.

Vụ nổ này cũng phá hủy các hầm chứa ngũ cốc trong cảng, gây ra khả năng khủng hoảng lương thực tiếp tục hoành hành ở đất nước này. Các báo cáo cho thấy sau vụ nổ, đất nước chỉ còn lại sáu tuần dự trữ lương thực. Để chống lại khả năng đó, Liên Hợp Quốc đã gửi 50 nghìn tấn lúa mì thông qua Chương trình Lương thực Thế giới tới Lebanon.

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM