Vào thời tiền sử, trên Trái Đất từng tồn tại rất nhiều loại sinh vật có kích thước ngoại cỡ. Thông qua nghiên cứu từ các hóa thạch còn sót lại, các nhà khoa học đã ước đoán được kích thước khổng lồ của chúng.
1.Chuồn chuồn khổng lồ
Khi khủng long chưa xuất hiện, những loại côn trùng hay thú có kích thước nhỏ mà chúng ta thường thấy ngày nay, thực ra có hình dáng khổng lồ. Nổi tiếng nhất là chuồn chuồng khổng lồ Meganeura – tổ tiên sớm nhất của loài chuồn chuồn ngày nay, đã tuyệt chủng từ kỷ Cácbon cách đây khoảng 300 triệu năm.
Chuồn chuồn Meganeura có sải cánh dài tới 70 cm, được cho là tương đương với sải cánh của 1 con chim cắt cỡ nhỏ. Khi chúng bay, đôi cánh của chúng gây ra tiếng động rất khó chịu. Loài chuồn chuồn này thường chỉ ăn côn trùng.
2. Chim khổng lồ
Loài chim biết bay được cho là lớn nhất mọi thời đại cho đến nay là loài Argentavis magnificens. Sải cánh của chúng lớn gấp từ 2-3 lần loài chim hải âu có sải cánh dài nhất hiện nay – loài Wandering albatross với sải cánh khoảng 3,63m. Đôi cánh của chúng dài tới mức có thể so sánh với một chiếc phi cơ Cessna 152. Loài này sóngở kỷ Trung Tân (23,03 đến 5,33 triệu năm trước) tại khu vực ngày nay là Argentina.
3. Thằn lằn bay khổng lồ
Quetzalcoatlus là loài thằn lằn bay không lồ từng xuất hiện trên Trái Đất. Chúng thống trị bầu trời vào khoảng 166 triệu năm trước và gần như không có thiên địch. Loài này hung dữ đến nỗi đi săn mồi cả những loại khủng long ăn thịt trên mặt đất.
Quetzalcoatlus có sải cánh lên đến 15m, cao từ 4,8-55m và nặng 210-250kg. Nhờ cấu trúc thân rỗng nên Quetzalcoatlus có thể bay lượn dễ dàng trên bầu trời, khi đứng thẳng chúng cao xấp xỉ một con hươu cao cổ trưởng thành.
4. Trăn khổng lồ
Titanoboa xuất hiện từ thời Paleocene (60 – 58 triệu năm trước), có ngoại hình rất giống loài trăn ngày nay. Nó săn mồi bằng cách siết cổ con mồi, phần hộp sọ linh động cho phép há to tối đa để nuốt những con vật khổng lồ như cá sấu. Nếu loài rắn có thể nuốt một con mồi dài bằng ¼ cơ thể, thì Titanoboa có thể nuốt con mồi dài gần 4m. Khi duỗi thằng người, Titanoboa còn dài hơn chiều dài của một chiếc xe buýt trung bình.
5. Bọ cạp biển khổng lồ
Bọ cạp biển khổng lồ (Jaekelopterus rhenaniae) là loài động vật chân đốt lớn nhất từng sống trên Trái Đất. Nó có thể dài đến 2m với phần móng vuốt khoảng 0,6m.
6. Khỉ đột khổng lồ
Gigantopithecus blacki là một chi vượn người tồn tại từ 9 triệu đến 100.000 năm trước đây tại các khu vực như Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam. Loài này cũng được cho là sống cùng thời và cùng khu vực với giống người đứng thẳng Homo erectus.
Các hóa thạch tìm được cho thấy các cá thể loại Gigantopithecus blacki là to lớn nhất trong số các loài vượn người, với chiều cao đứng thẳng lên đến 3m và cân nặng khoảng 540 kg.
7. Thú ăn thịt khổng lồ
Spinosaurus (thằn lằn gai) là một chi khủng long ăn thịt sống tại Bắc Phi, thời kỳ Alba và Cenoman của Kỷ Phấn Trắng, tương ứng với 112 – 97 triệu năm trước. Năm 1912, hóa thạch đầu tiên của loài này được tìm thấy ở Ai Cập, được nhà cổ sinh vật học người Đức Ernest Stromer miêu tả năm 1915. Tuy nhiên, hóa thạch gốc đã bị phá hủy trong chiến tranh thế giới lần thứ hai nên hình dạng của chúng chưa được khắc họa chi tiết.
Spinosaurus là loài khủng long ăn thịt to lớn nhất từng được biết đến, hơn cả Tyrannosaurus và Giganotosaurus. Ước tính một con Spinosaurus có thể dài từ 12,6 đến 18 m và nặng từ 7 đến 20, 9 tấn. Hộp sọ loài này giống cá sấu hiện đại, còn phần đốt sống cổ dài ít nhất 1,65m.