Những nguyên nhân gây đục thủy tinh thể ít ai ngờ tới

Quang Vũ | 28-08-2020 - 19:42 PM

(Tổ Quốc) - Khi nhắc đến đục thủy tinh thể, nhiều người cho rằng đó là bệnh của tuổi già. Tuy nhiên hiện nay, căn bệnh này đang có dấu hiệu trẻ hóa, bắt nguồn từ những thói quen phổ biến trong cuộc sống hiện đại.

Lối sống, ô nhiễm khiến thủy tinh thể nhanh mờ đục

Đục thủy tinh thể là nguyên nhân khiến 20 triệu người bị mù mỗi năm. Các số liệu thống kê cho thấy, 70% trường hợp mù lòa tại Việt Nam có liên quan đến đục thủy tinh thể. Điều đáng nói là, 35% trong số đó không biết bản thân bị bệnh hoặc nghĩ rằng bệnh không thể chữa khỏi.

Những nguyên nhân gây đục thủy tinh thể ít ai ngờ tới - Ảnh 1.

Sau tuổi 30, cùng với sự lão hóa theo quy luật tự nhiên của toàn cơ thể, mắt nói chung và thủy tinh thể nói riêng cũng bắt đầu "già" đi với những biểu hiện như nhìn xa kém, hay mỏi, khô nhức mắt... Nhưng hiện nay, lối sống hiện đại đã khiến nhiều người dù mới bước sang tuổi 30 nhưng "tuổi" của mắt đã ở tuổi 40, thậm chí "già" hơn.

Quá trình "già sớm", mờ đục sớm của thủy tinh thể thường bắt nguồn từ một số nguyên nhân như:

Ảnh hưởng từ tia UV, ô nhiễm môi trường: tác động của tia cực tím (tia UV) trong ánh nắng mặt trời, các chất độc hại từ khói thuốc lá, môi trường ô nhiễm… các protein cấu tạo thủy tinh thể có thể bị biến đổi, kết tủa, thay đổi trật tự cấu trúc, co cụm lại và tạo ra những vùng mờ đục trong thủy tinh thể cản ánh sáng đến võng mạc gây giảm thị lực.

Thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng xanh từ màn hình thiết bị điện tử, tia X, ánh sáng tia chớp, tia hàn: Quá trình tiếp xúc lâu dài với các tác nhân này làm tổn thương tiềm tàng thành phần protein của thủy tinh thể, khiến protein trong thủy tinh thể bị biến đổi gây mờ đục.

Chấn thương mắt hoặc mắc các bệnh lý như viêm kết mạc, bệnh giác mạc, béo phì, tăng huyết áp, tiểu đường… cũng có thể ảnh hưởng đến thủy tinh thể.

Các thói quen về lối sống, sinh hoạt như ăn uống thiếu vitamin và khoáng chất, lạm dụng các chất kích thích như bia rượu, thuốc lá, căng thẳng, stress… cũng đều là yếu tố nguy cơ khiến thủy tinh thể dễ bị đục mờ.

Bảo vệ thủy tinh thể bằng giải pháp thiên nhiên

Khi ở giai đoạn sớm, người bị đục thủy tinh thể chưa có triệu chứng điển hình. Các dấu hiệu báo trước thường chung chung, dễ nhầm lẫn với các bệnh mắt khác như nhức mỏi mắt, điều tiết kém, nhìn mờ, hoa mắt, thị lực suy giảm.

Tuy nhiên, khi đến giai đoạn muộn thì tình trạng xơ cứng, mờ đục của thủy tinh thể đã ở mức nghiêm trọng. Người bệnh có thể xuất hiện các dấu hiệu rõ rệt như: nhìn mờ vùng trung tâm, nhìn thấy điểm đen, mắt dễ bị kích thích trước ánh sáng, lóa mắt, thường xuyên thay đổi độ kính, đau nhức mắt đột ngột, trường hợp nặng có thể mất một phần thị lực...

Thủy tinh thể mờ đục đồng nghĩa với việc mắt đã lão hóa, cảnh báo nguy cơ mắc các bệnh khác về mắt, chất lượng sống suy giảm. Do đó, cần tìm được các giải pháp an toàn, hữu hiệu để bảo vệ bộ phận quan trọng này.

Gần đây, các nhà khoa học Mỹ đã tìm ra tinh chất Broccophane (chiết xuất từ một loại bông cải xanh rất giàu Sulforaphane) có khả năng tăng cường tổng hợp Thioredoxin tự nhiên giúp duy trì sự trong suốt của thủy tinh thể, bảo vệ bộ phận này trước các yếu tố gây hại.

Những nguyên nhân gây đục thủy tinh thể ít ai ngờ tới - Ảnh 2.

Tinh chất Broccophane có trong WIT giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị vấn đề đục thủy tinh thể hiệu quả, cho mắt sáng khỏe lâu dài.

Nghiên cứu của ĐH Y khoa Johns Hopkins (Mỹ) đã kết luận, sử dụng tinh chất Broccophane rất an toàn nhờ cơ chế chăm sóc, bảo vệ mắt từ bên trong giúp tăng cường thị lực, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị đục thủy tinh thể, giảm thiểu nguy cơ mù lòa.

Cùng với sự già hóa dân số, ảnh hưởng của tuổi tác đến mắt là điều không thể tránh khỏi, việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tách rời các thiết bị điện tử cũng không thể diễn ra một sớm một chiều. Vì thế, việc bảo vệ mắt từ bên trong để kịp thời "chặn đứng" các yếu tố gây hại làm thủy tinh thể bị mờ đục trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Những nguyên nhân gây đục thủy tinh thể ít ai ngờ tới - Ảnh 3.

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM