Lỗ xỏ khuyên bị lồi thịt là tình trạng lớp da non sẽ được thay thế bởi mô sẹo, nhưng khi các mô sẹo này bị tạo ra quá mức do tăng sinh mô sợi cơ thể, sẽ khiến biểu bì da bị đẩy hẳn lên vượt quá kích cỡ tổn thương cho phép. Ngoài ra, mụn nước to lâu ngày nếu không được xử lý cũng gây nên sẹo lồi.
Tuỳ vào cơ địa và do di truyền mỗi người, sẹo lồi sẽ có màu đậm nhạt khác nhau, lớn lên hoặc lan rộng sang vùng da xung quanh, gây mất thẩm mỹ. Đặc biệt lưu ý: Tình trạng bị lồi thịt lỗ xỏ toàn hoàn toàn khác với bump lỗ tai.
Tại sao tưởng xỏ khuyên đơn giản nhưng lại bị lồi thịt?
Việc thay/ tháo khuyên quá sớm và thường xuyên sẽ khiến tai bị tổn thương, gặp tình trạng bump, lỗ tai bị sưng hoặc chảy máu. Ngủ đè vào tai hoặc mặc quần áo quá chật, cọ xát vào vết xỏ khuyên chưa lành có thể dẫn đến lỗ xỏ bị lệch và gây ra mụn nước, khi mụn nước để quá lâu sẽ hình thành nên sẹo lồi. Đây chính là những nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng phổ biến của xỏ khuyên bị lồi thịt.
Theo yếu tố di truyền, bạn hoặc người thân gia đình đã từng bị sẹo lồi ở vị trí khác trên cơ thể, khả năng cao bạn sẽ mắc tình trạng tương tự. Việc sẹo lồi lớn hay nhỏ sẽ phụ thuộc vào cơ địa và vùng da bị tổn thương.
Ngoài ra, những người có màu sắc da sẫm có nguy cơ phát triển sẹo lồi cao gấp 15 lần. Dưới 30 tuổi, cấu trúc da còn đang phát triển nên chúng có xu hướng thay thế một cách dư thừa các mô da cũ bị tổn thương, gây nên tình trạng sẹo lồi.
Bác sĩ sẽ làm gì để điều trị sẹo lồi?
Tiêm Corticosteroid trực tiếp vào mô sẹo lồi để phá vỡ collagen trong da và làm mềm vết sẹo, khiến chúng thu nhỏ lại. Tuy nhiên, sẹo vẫn có khả năng mọc lại sau một thời gian dài. Do vậy bác sĩ thường khuyên bạn nên kết hợp với một số phương pháp trị liệu khác, hoặc tiêm kế tiếp sau 3-4 tuần.
Đối với các mô sẹo mềm, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để loại bỏ. Tuy nhiên, phương pháp này không được khuyến nghị đối với các vết sẹo cứng và chắc, vì tổ chức mô có thể không liền và phục hồi, ngoài ra có thể tạo nên một vết sẹo mới. Do vậy, bác sĩ sẽ thường kết hợp phương pháp phẫu thuật với tiêm Corticosteroid.
Điều trị bằng laser có thể làm giảm kích thước vết sẹo và làm đều màu vùng da trong thời gian ngắn, với hiệu quả khoảng 80%. Tuy nhiên, không thể thực hiện với các vết sẹo quá to, cần kết hợp với phương pháp cắt sẹo trước đó.
Gel silicone có thể tạo thành lớp màng mỏng như hàng rào bảo vệ lớp tế bào sừng, ngăn tình trạng mất nước qua da và bình thường hóa sự tổng hợp collagen. Để hạn chế sự phát triển của sẹo lồi, tốt nhất cần sử dụng gel silicon sớm, ngay khi vết thương mới lành và lên da non.
GEN Z cần lưu ý gì khi đi xỏ khuyên?
Bạn cần phải chăm sóc và vệ sinh kỹ lưỡng cho lỗ xỏ tai từ những ngày đầu tiên sau xỏ để tránh tình trạng tổn thương cho tai, gây nguy cơ sẹo lồi… với tần suất 2 - 3 lần/ ngày để làm sạch cặn bẩn xung quanh khuyên, hạn chế khả năng cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Quy trình vệ sinh gồm có 3 bước cơ bản như sau:
Xem thêm: TIPS VỆ SINH LỖ XỎ VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý SAU XỎ
Bạn cần cân nhắc và nhận lời tư vấn từ bác sĩ về việc xỏ khuyên, nếu gặp một trong 2 trường hợp sau:
- Có người thân trong gia đình có tiền sử bị sẹo lồi.
- Đã từng bị sẹo lồi trên cơ thể, đặc biệt là vành tai.
Khi cảm thấy vùng da xung quanh lỗ xỏ có dấu hiệu dày lên hoặc lỗ xỏ bị bump, sụn tai bị sưng, chảy mủ… bạn tuyệt đối không được tự thay/ tháo khuyên mà phải đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và có phương pháp thích hợp.
Tại Hà Nội - TP Hồ Chí Minh, nên lựa chọn xỏ khuyên tại những cơ sở xỏ khuyên uy tín đã đưa dịch vụ kiểm tra & chăm sóc lỗ xỏ miễn phí vào quy trình sau xỏ của khách hàng. Bạn có thể tham khảo COCKSTOCK - hệ thống xỏ khuyên và chăm sóc lỗ xỏ chuyên nghiệp với bộ phận chăm sóc chuyên môn cao và cơ sở vật chất hiện đại bậc nhất hiện nay.